Gia Đình Điều Dưỡng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Gia Đình Điều Dưỡng

Forum Of Nursing
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Ghostnurse (832)
thuhien (279)
Sirtranxuanbachvp (159)
HUYEN TRAN (118)
lienle (118)
Kernel (36)
ngọc oanh (25)
scorpio (22)
hoathuytinh_thukimhuyen89 (17)
anhson (13)
-->
Các bài gửi mới nhấtNgười gửi cuối
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
HUYEN TRAN nhắn vớiChúc mừng sinh nhật muộn Gn.
gửi vào lúc Tue Jan 21, 2014 12:37 am ...
:Chuc mung sinh nhat muon Gn. Hic hic. khong nho hom qua la sinh nhat ban.[You must be registered and logged in to see this image.]. Mot tuoi moi nhieu thanh cong va luc nao cung tu do ban nhe![You must be registered and logged in to see this image.] [You must be registered and logged in to see this image.] 
Ghostnurse nhắn vớiChúc mừng 8.3.2014
gửi vào lúc Sat Mar 08, 2014 11:21 pm ...
:Chúc mọi thành viên nữ của forum cùng gia đình luôn mạnh khỏe, dồi dào hạnh phúc và thành công !
Thân GN
Ghostnurse nhắn vớiChúc mừng sinh nhật Huyền !
gửi vào lúc Sat Jun 01, 2013 11:31 pm ...
:Ngày mai là ngày sn của bạn Huyentran ! Gia Đình Điều Dưỡng Chúc bạn sn vui vẻ nhé !
Ghostnurse nhắn vớiChúc mừng sinh nhật Thắm !
gửi vào lúc Wed Jul 03, 2013 10:43 pm ...
:Chúc mừng sinh nhật Thắm ! Chúc bạn sinh nhật vui vẻ !
Ghostnurse nhắn với Điều Dưỡng thân !!!
gửi vào lúc Sat Feb 09, 2013 5:49 pm ...
:Một năm mới sắp sang ! Chúc cả nhà luôn mạnh khỏe, may mắn và nhiều thành công !
thuhien nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Fri Jan 25, 2013 11:31 am ...
:Cuối tuần có bạn nào đi đám cưới bạn Quyền giơ tay nào?
hoathuytinh_thukimhuyen89 nhắn với»Gia Dinh Dieu Duong
gửi vào lúc Wed Jan 02, 2013 7:55 pm ...
:chuc mung nam moi toi tat ca moi nguoi nhe, du ngay dau tien voi h that buon nhung h tin roi moi chuyen se that vui tro lai. My Family!!!
Ghostnurse nhắn vớiGia Đình Điều Dưỡng
gửi vào lúc Mon Dec 31, 2012 11:04 pm ...
:Năm mới 2013 đang tới gần ! Chúc cả nhà mạnh khỏe, thành công và hạnh phúc hơn nhiều trong năm mới ! Và sẽ tiếp tục ủng hộ sân chơi 4rum chúng ta !
Ghostnurse nhắn với Nurse !
gửi vào lúc Mon Dec 24, 2012 10:55 pm ...
:Giáng sinh vui vẻ ấm aps an lành nhé, cả nhà !
Ghostnurse nhắn vớiNgày đặc biệt !
gửi vào lúc Wed Dec 12, 2012 9:36 pm ...
:Ngày 12 tháng 12 năm 2012 ! Chúc cả nhà luôn vui vẻ, sức khỏe dồi dào và thành công !
Ghostnurse nhắn với>>>20-10<<<
gửi vào lúc Sat Oct 20, 2012 12:57 pm ...
:Chúc mừng ngày của các chị em ! Chúc một nửa của thế giới luôn xinh đẹp và hạnh phúc !
thuhien nhắn vớiChị em phụ nữ!
gửi vào lúc Sat Oct 20, 2012 11:48 am ...
:Gửi tới tất cả chị em của diễn đàn cũng như những người phụ nữ trong gia đình mỗi thành viên lời chúc mừng lễ kỉ niệm tôn vinh phụ nữ Việt! Chúc cho một nửa thế giới không phải hi sinh nhiều thêm nữa, luôn được sống trong yêu thương và sự che chở!
Ghostnurse nhắn với>>>minhly<<<<<<
gửi vào lúc Sat Sep 22, 2012 7:24 am ...
:Chúc mừng sinh nhật bạn Lý ! Chúc bạn luôn vui vẻ, thành công, hạnh phúc !
Ghostnurse nhắn với>>>>>>>>>>hoathuytinh_thukimhuyen89
gửi vào lúc Tue Sep 18, 2012 8:34 am ...
:Chúc mừng sinh nhật Huyền ! Chúc sinh nhật vui vẻ !
hoathuytinh_thukimhuyen89 nhắn với»Hoai TyTy
gửi vào lúc Tue Sep 11, 2012 10:38 pm ...
:Lau lam' roi, khong vao mang nen ko nam bat dc tinh hinh GN. sr nhe'. Minh chuc Hoai TyTy sn zui ze va sang tuoi moi se gat hai nhieu thanh cong moi. H oi! thong cam vi loi chuc muon mang cua t nhe'. Yeu M!
Ghostnurse nhắn vớiGia Đình Điều Dưỡng
gửi vào lúc Sun Sep 02, 2012 10:47 pm ...
:CHÚC MỪNG SINH NHẬT 2 TUỔI CỦA NHÀ MÌNH NÀO !
Ghostnurse nhắn với>>>>>>>>>hoài
gửi vào lúc Mon Sep 10, 2012 7:24 am ...
:Chúc bạn Hoài sinh nhật vui vẻ ! Nhiều niềm vui mới và thành công mới trong tuổi mới nhé !
hoathuytinh_thukimhuyen89 nhắn vớikenfornothing
gửi vào lúc Thu Aug 16, 2012 9:59 pm ...
:Chuc' mung sn ban! Chuc ban co that nhieu bat ngo va niem vui trong tuoi moi, Dat duoc that nhieu thanh cong nhe'
Ghostnurse nhắn với.>>>>>>Mai huong duyen
gửi vào lúc Sun Sep 02, 2012 10:44 pm ...
:Chúc bạn Duyên Sinh nhật vui vẻ và thêm nhiều thành công nhé !
Ghostnurse nhắn với>>>>>>>>>>>>Miss Quyên>>>>>>>>>>>>>>
gửi vào lúc Fri Aug 10, 2012 2:00 pm ...
:Chúc mừng sinh nhật Quyên ! CHúc bạn sn vui vẻ, đạt nhiều thành công trong cuộc sống !
Ghostnurse nhắn với...............hoainam_thn..................
gửi vào lúc Tue Aug 07, 2012 3:30 pm ...
:Chúc mừng sinh nhật Nam ! Sinh nhật vui vẻ, nhiều thành công mới trong tuổi mới !
hoathuytinh_thukimhuyen89 nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Mon Jul 16, 2012 9:06 pm ...
:Lau roi vao day chag thay ai lop minh!Cacs ban cua toi co ve ban ron qua ah
Ghostnurse nhắn với.....susu......
gửi vào lúc Fri Jul 06, 2012 8:00 am ...
:Chúc mừng sinh nhật susu nào cả nhà minh ! Chúc Susu sn vui vẻ !
Ghostnurse nhắn với thienquyen.bui
gửi vào lúc Fri Jul 20, 2012 3:59 pm ...
:Chúc mừng sinh nhật bác Quyền nhé ! Sn vui vẻ !
Ghostnurse nhắn với sirtranxuanbachvp
gửi vào lúc Mon Jul 23, 2012 7:45 am ...
:Chúc mừng sinh nhật Mr Bách nhé ! Sn vui vẻ, nhiều thành công mới !
hoathuytinh_thukimhuyen89 nhắn vớithienquyen.bui
gửi vào lúc Fri Jul 20, 2012 10:17 pm ...
:chuc mung sinh nhat Quyen` nhe'. Chuc' ban sang tuoi moi se dat duoc nhieu uoc mo.
Ghostnurse nhắn với..... Cả nhà mình !
gửi vào lúc Wed Jun 27, 2012 8:54 pm ...
:Xin thông báo trang Face của nhà mình là giadinhdieuduong, mọi người cùng chung tay phát triển 4rum nhé !
HUYEN TRAN nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Sat Jun 23, 2012 12:18 am ...
:Chúc cả nhà ngủ ngon.Chúc mỗi ngày mới với cả nhà đều là những ngày tuyệt vời nhất.
thuhien nhắn vớiCả nhà mình
gửi vào lúc Sun Jun 10, 2012 8:44 am ...
:Chưa có thông tin up date về vụ hôm qua à cả nhà???
Hóng xem ảnh đám cưới Mod Lê Liên quá!!!
hoathuytinh_thukimhuyen89 nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Wed Jun 20, 2012 8:44 pm ...
:lau lam roi chang thay gj moi. cuoc song von kho khan va nhieu thach thuc. Co gang len nao!!! [You must be registered and logged in to see this image.]

TRUYỀN DỊCH - TRUYỀN MÁUXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Thu Nov 13, 2014 9:53 pm
Chào mừng bạn tới với Gia đình Điều Dưỡng
TRUYỀN DỊCH - TRUYỀN MÁU Bgavat18
TRUYỀN DỊCH - TRUYỀN MÁU Bgavat10TRUYỀN DỊCH - TRUYỀN MÁU Bgavat12TRUYỀN DỊCH - TRUYỀN MÁU Bgavat13
TRUYỀN DỊCH - TRUYỀN MÁU Bgavat15GhostnurseTRUYỀN DỊCH - TRUYỀN MÁU Bgavat17
TRUYỀN DỊCH - TRUYỀN MÁU Bgavat19TRUYỀN DỊCH - TRUYỀN MÁU Bgavat21TRUYỀN DỊCH - TRUYỀN MÁU Bgavat22
-Ghostnurse
Tước hiệuADMINISTRATOR

ADMINISTRATOR
Hiện Đang:
Thông số cơ bản: 832 Tên (Tiêu đề) thanh lv đầu tiên:832
Tên (Tiêu đề) thanh lv thứ 2:832/50
Tên (Tiêu đề) thanh lv thứ 3:36/50
Tổng số bài gửi : 832
Join date : 02/09/2010
Age : 36
Đến từ : Hải Phòng
Châm ngôn sống : Chào mừng bạn tới với Gia đình Điều Dưỡng
Profile Ghostnurse
Tổng số bài gửi : 832
Join date : 02/09/2010
Age : 36
Đến từ : Hải Phòng
Châm ngôn sống : Chào mừng bạn tới với Gia đình Điều Dưỡng

TRUYỀN DỊCH - TRUYỀN MÁU Vide10

Bài gửiTiêu đề: TRUYỀN DỊCH - TRUYỀN MÁU
https://dieuduong06.forumburundi.com

Tiêu đề: TRUYỀN DỊCH - TRUYỀN MÁU

TRUYỀN DỊCH - TRUYỀN MÁU

1. truyền dịch

1.1 Mục đích.

Tiêm truyền dung dịch là đưa vào cơ thể người bệnh qua đường tĩnh mạch hoặc dưới da một khối lượng dung dịch và thuốc với mục đích:

- Hồi phục lại khối lượng tuần hoàn khi bệnh nhân bị mất nước, mất máu (xuất huyết, bỏng và tiêu chảy mất nước...)

- Giải độc, lợi tiểu

- Nuôi dưỡng người bệnh (khi bệnh nhân không ăn uống được)

- Ðưa thuốc vào để điều trị bệnh

1.2 Các loại dịch truyền.

Ðường, muối bicarbonat 1,4%, điện giải, vitamin, acid amin, máu tươi và các thành phần của máu. Và chia theo:

* Loại chất: Dung dịch điện giải

- Dinh dưỡng (glucose, acid amin...)

- Dung dịch kiềm hóa và acid hóa

- Máu và các phế phẩm của máu

- Các chế phẩm thay thế máu: Dextran...

* Dung dịch ưu trương: glucose 20%, 30%, 50%, NaCl 10%, 20%

* Dung dịch đẳng trương: Glucose 5%, NaCl 0,9%, NaHCO3 1,4%

1.3 Các vị trí tiêm truyền tính mạch

1.3.1. Các vị trí thông thường:

- Các tính mạch ở mu bàn tay (H.100)

- Các tính mạch ở cẳng tay, cánh tay, khuỷu tay (H.101)

- Các tính mạch ở chân (H.103)

- Các tính mạch ở đầu (với trẻ nhỏ): tĩnh mạch trán, thái dương, tĩnh mạch mang tai (H.102)

Hình 100-103/186-187

1.3.2. Các vị trí khác

Tĩnh mạch trung tâm để đặt ống thông nuôi dưỡng bệnh nhân dài ngày, nhằm đo áp lực tĩnh mạch trung tâm trong cấp cứu (thường do bác sĩ thực hiện).

1.4 Nguyên tắc.

- Dịch truyền và các dụng cụ phải tuyệt đối vô khuẩn.

- Khi tiến hành kỹ thuật phải đúng quy cách và bảo đảm vô khuẩn đến khi kết thúc xong.

- Tuyệt đối không để không khí vào tĩnh mạch.

- Ðảm bảo áp lực của dịch truyền cao hơn áp lực máu của bệnh nhân.

- Tốc độ chảy của dịch phải theo đúng y lệnh (duy trì tổng lượng đưa vào đúng thời gian quy định).

- Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh nhân trước, trong và sau truyền.

- Phát hiện các dấu hiệu sớm của phản ứng và xử lý kịp thời.

- Không để lưu kim quá 24 giờ trong cùng một vị trí.

- Nơi tiếp xúc giữa kim và mặt da phải giữ vô khuẩn.

1.5 Trường hợp nên truyền và không nên truyền.

1.5.1. Nên truyền

Xuất huyết và tiêu chảy mất nước, bỏng, trước mổ, sau mổ.

1.5.2. Không nên truyền

- Phù phổi cấp

- Bệnh tim nặng

- Tuỳ theo chỉ định điều trị

1.6 Quy trình kỹ thuật chuyển dịch

1.6.1. Chuẩn bị dụng cụ:

a) Dụng cụ vô khuẩn.

- Chai dịch truyền theo chỉ định đã kiểm tra:

+ Số lượng

+ Chất lượng

+ Hạn dùng

- Thuốc (nếu có chỉ định)

- Khay men vô khuẩn: để đựng bơm, kim tiêm, gạc, bộ dây truyền.

- Kìm Kocher

- Bơm tiêm 5ml, 10ml vô khuẩn

- Kim tiêm đã vô khuẩn dài 3cm, đường kính 5/10 - 8/10mm hoặc catheter là một ống chất dẻo xuyên vào ven bệnh nhân thường được đóng gói riêng (kim cánh bướm nếu có).

- Gạc miếng đã hấp

- Bộ dây truyền có hệ thống không khí, 1 dây truyền gồm 1 kim 1 bầu nhỏ giọt (có loại 10, 15, 20 giọt/ml và được ghi ở nhãn của bộ dây), một khoá lăn, một ống dây, một bao để đậy ngoài đốc kim.

- Bát kền (hoặc chén) để đựng bông có cồn iod (1%), dao cưa.

b) Các dụng cụ khác:

- Cọc truyền có bánh xe, có loại giường có cọc truyền gắn vào, độ cao phải được tính, quang treo.

- 2 khay quả đậu, túi giấy.

- Kéo, băng dính, băng cuộn.

- Bộ tứ gồm: Tấm nylon nhỏ, gối kê tay, dây cao su, nẹp gỗ có cuốn gạc ở ngoài hoặc nẹp bằng chất dẻo để cố định tay bệnh nhân.

- Phiếu truyền dịch

- Hộp thuốc chống sốc (cấp cứu).

- Máy đo huyết áp, ống nghe.

- Nhiệt kế.

- Ðồng hồ đếm mạch, nhịp thở, bảng theo dõi dấu hiệu sinh tồn.

1.6.2. Chuẩn bị bệnh nhân:

Giải thích để bệnh nhân và người nhà biết công việc sắp làm và báo cho họ biết thời gian truyền bao lâu sẽ xong để họ yên tâm.

Cho bệnh nhân đi đại tiện, tiểu tiện trước khi truyền dịch.

Vệ sinh thân thể, chú ý vệ sinh vùng truyền (cạo lông nếu có).

Lấy các dấu hiệu sinh tồn trước khi truyền (mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ...).

1.6.3. Tiến hành kỹ thuật:

- Ðiều dưỡng đeo khẩu trang

- Rửa tay bằng xà phòng, rửa dưới vòi nước.

- Kiểm tra lại dụng cụ và mang đến giường bệnh nhân

- Ðặt cọc truyền cạnh giường ở vị trí thích hợp.

- Ðặt xe đẩy (hoặc khay dụng cụ) sao cho phù hợp khi tiến hành kỹ thuật.

- Sát khuẩn tay điều dưỡng.

- Kiểm tra chai dịch lần 2 (tên dịch, chất lượng, số lượng, hạn dùng) và lắp vào quang treo.

- Sát khuẩn nút chai.

- Pha thuốc vào chai dịch (nếu có chỉ định).

- Cắm kim của bộ dây có hệ thống thông khí vào các nút chai và đuổi không khí ở trong bộ dây ra bằng cách:

Tay trái nâng nghiêng bầu, đồng thời tay phải mở kìm đã kẹp ở gần đầu ambu của bộ dây truyền. Khi dịch chảy 1/3 bầu, người điều dưỡng phải nhanh tay hạ thẳng bầu đếm giọt xuống để cho dịch chảy tiếp tục xuống đoạn dây dưới. Khi dịch chảy tới đầu ambu, cho dịch chảy ra bát kền khoảng 1-2 giọt (tránh không để chảy nhiều dịch), kẹp lại, đậy kim và giữ vô khuẩn.

- Ðặt tấm nylon và gối nhỏ dưới vùng truyền.

- Chọn vị trí đưa kim vào tĩnh mạch và buộc dây cao su cách vị trí tiêm 3cm.

- Sát khuẩn vùng tiêm theo hình xoáy ốc từ trong ra (nếu bẩn sát khuẩn nhiều lần) (H.104).

Hình 104/190

- Sát khuẩn tay điều dưỡng viên lần 2.

- Tay thuận đưa kim vào tĩnh mạch, khi có máu chảy ra, tay kia tháo dây cao su mở khoá cho dịch chảy vào tĩnh mạch (H.105).

Hình 105/190

Nếu để nuôi dưỡng dài ngày hoặc trong cấp cứu các vị trí thông thường khó lấy, ta phải luồn catheter tĩnh mạch trung tâm (H.106).

Hình 106/191

- Khoá cho dịch chảy vừa phải.

- Lót miếng gạc đã hấp dưới đốc kim và gập 2 đầu gạc bọc đốc kim lại cố định băng dính vào da bệnh nhân.

- Rút tấm nylon, gối kê tay, dây cao su kê ở dưới tay hoặc chân bệnh nhân và đặt nẹp buộc cố định lại (H.107).

Hình 107/192

- Ðiều chỉnh giọt chảy theo chỉ định.

- Ðặt bệnh nhân ở tư thế nằm thoải mái để tránh những khó chịu của người bệnh khi truyền.

- Ghi phiếu truyền để cạnh chai dịch để tiện theo dõi: Ghi họ tên, tuổi, số giường, tên thuốc, số giọt chảy, giờ bắt đầu truyền, người truyền.

- Theo dõi sát bệnh nhân cứ 15 phút điều dưỡng viên đến quan sát một lần để phát hiện tai biến trong suốt quá trình truyền.

- Khi gần hết chai dịch, còn khoảng 10-20 ml thì khoá lại, rút kim, dùng bông cồn ấn vào vùng tiêm (nếu truyền tiếp thì thay chai khác).

- Ghi chép tất cả tình trạng bệnh nhân từ lúc truyền đến khi thôi không truyền nữa và lượng dịch, thời gian đã truyền và trả phiếu tiêm truyền vào hồ sơ.

- Thu dọc dụng cụ (dây truyền, vỏ chai) rửa sạch, đưa đi tiệt khuẩn

1.7. Tai biến và cách xử trí.

1.7.1. Dịch không chảy do:

- Kim bị lệch, lỗ kim áp vào thành mạch. Cần điều chỉnh lại kim và kê lại đốc kim.

- Do mạch kẹp, dùng bàn tay vuốt nhẹ theo đường về của tĩnh mạch để dồn máu.

- Do tắc kim: Tạm thời gập 1-2 khúc của đoạn dây truyền, rồi buông nhanh, dung dịch sẽ dồn mạnh xuống làm cho thông kim. Nếu không được phải thay kim.

1.7.2. Phồng nơi tiêm:

- Do thuốc thoát ra ngoài vì tiêm ra ngoài thành mạch hoặc mũi vát của kim chưa vào sâu trong lòng mạch (mũi vát nửa trong nửa ngoài). Phải tiêm lại hoặc tiêm chỗ khác. Nếu là dung dịch ưu trương thoát ra ngoài thì phải ngừng truyền ngay, báo cáo bác sĩ.

1.7.3. Nhiễm khuẩn nơi tiêm do không đảm bảo vô khuẩn.

1.7.4. Sốc:

- Triệu chứng: rét run, sắc mặt tái nhợt, vã mồ hôi, khó thở, mạch nhanh v.v...

- Xử trí: Ngừng truyền ngay, phải ủ ấm cho bệnh nhân, báo cáo bác sĩ (chuẩn bị thuốc xử trí). Tìm nguyên nhân gây sốc, do dung dịch không tinh khiết, do dây truyền bẩn, do tốc độ truyền nhanh...

1.7.5. Phù phổi cấp:

Thường xảy ra ở những bệnh nhân bị cao huyết áp, hoặc suy tim, nguyên nhân do truyền quá nhanh: khối lượng nhiều.

- Triệu chứng: Ðau ngực, khó thở dữ dội, sắc mặt tím tái.

- Xử trí: Ngừng truyền ngay, báo cáo bác sĩ, chuẩn bị phương tiện xử trí.

1.7.6. Tắc mạch phổi do không khí trong dây truyền lọt vào mạch.

- Triệu chứng: Ðau ngực đột ngột, khó thở, có thể gây tử vong nhanh.

- Xử trí: Ngừng truyền ngay, báo cáo bác sĩ, đồng thời xử TRÍ, HÔ HẤP NHÂN TẠO, THỞ OXY...

2. truyền máu.

2.1. MỤC ÐÍCH

Truyền máu là đưa vào cơ thể người bệnh qua đường tĩnh mạch một khối lượng máu, nhằm mục đích:

- Bù đắp lại số lượng máu đã mất, nâng cao huyết áp.

- Cầm máu vì máu truyền vào nó mang sẵn các yếu tố như fibrinogen, protrobin tiểu cầu, calo.

- Chống nhiễm khuẩn, nhiễm độc, vì nó cung cấp kháng thể và hemoglobin.

- Cung cấp oxy cho tế bào và kháng thể cho người bệnh, ki máu đưa vào hệ thống tuần hoàn sẽ vận chuyển các chất dinh dưỡng đến mô và đưa những sản phẩm thoát ra ở tế bào, mô, thân, phổi ra ngoài.

2.2. Trường hợp nên truyền và không nên truyền.

2.2.1. Nên truyền:

Chảy máu nội tạng nặng:

- Sốc do chảy máu trong, sốc chấn thương đơn thuần, mất máu nặng do đứt động mạch.

- Thiếu máu nặng.

- Nhiễm khuẩn, mhiễm độc nặng.

- Các bệnh về máu.

2.2.2. Không nên truyền:

- Viêm cơ tim, các bệnh van tim.

- Sơ cứng động mạch não, huyết áp cao.

- Chấn thương sọ não, viêm não, não úng thuỷ...

2.3. Nguyên tắc truyền máu:

2.3.1. Phải truyền cùng nhóm và chắc chắn có chỉ định của bác sĩ.

Nhóm A ----------> A

B ---------- > B

O ---------- > O

AB ---------- > AB

2.3.2. Trước khi truyền máu phải chuẩn bị đầy đủ xét nghiệm cần thiết:

Nhóm máu, phản ứng chéo, kết dính...

2.3.3. Kiểm tra chất lượng (3 lớp rõ ràng, màu sắc, số lượng, nhóm máu, số hiệu chai máu và đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn).

2.3.4. Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn trước truyền, nếu bất thường báo lại cho bác sĩ.

2.3.5. Dụng cụ phải đảm bảo vô khuẩn (dây truyền máu phải có bầu lọc, kim phải đúng cỡ).

2.3.6. Ðảm bảo tốc độ chảy của máu đúng thời gian theo y lệnh.

2.3.7. Phải làm phản ứng sinh vật

2.3.8. Khi chai máu đem về buồng bệnh không để quá 30 phút trước khi truyền cho bệnh nhân.

2.3.9. Phải theo dõi chặt chẽ quá trình truyền đề phồng các tai biến có thể xảy ra.

2.3.10. Trong trường hợp cấp cứu kông có máu cùng nhóm có thể truyền khác nhóm nhưng phải thận trọng(không quá 500 ml) theo nguyên tắc tối thiểu như sơ đồ sau:

Sơ đồ truyền máu:

wpe3.jpg (3078 bytes)

Hình trang 195

2.4. Phân loại nhóm máu và sơ đồ truyền máu.

Phân loại nhóm máu, dựa trên phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể tác động lên kháng nguyên cung cấp sẽ xảy ra hiện tượng ngưng kết. Kháng nguyên nằm ở hồng cầu còn gọi là ngưng kết nguyên, Kháng thể ở huyết tương còn gọi là ngưng kết tố xếp thành:

- Ngưng kết nguyên A và ngưng kết tố b

- Ngưng kết nguyên B và ngưng kết tố a

Như vậy trong một người hoặc một nhóm máu không thể có ngưng kết nguyên và ngưng kết tố cùng cặp

Dựa vào công trình nghiên cứu đó ta chia máu của người ra làm 4 nhóm theo hệ thống A, B, O

- Nhóm A có ngưng kết nguyên A và ngưng kết tố b

- Nhóm B có ngưng kết nguyên B và ngưng kết tố a

- Nhóm O không có ngưng kết nguyên, chỉ có 2 ngưng kết tố a và b .

- Nhóm AB có ngưng kết nguyên A và B, không có ngưng kết tố. Ngoài những kháng nguyên kháng thể kể trên còn có yếu tố Rh. Nhiều công trình nghiên cứu gần đây thì Việt Nam Rh (+) chỉ có 85%.

Ðể đảm bảo an toàn trong truyền máu ta có nhiều biện pháp:

- Tốt nhất, an toàn nhất là truyền máu cùng nhóm



- Nếu không có máu cùng nhóm, ta sẽ truyền khác nhòm theo sơ đồ nhưng không quá 500ml.

Thí dụ: Nhóm máu O truyền cho nhóm AB và không nên sau khi dùng nhóm O truyền cho nhóm AB lại dùng nhóm A hoặc nhóm B truyền cho nhóm AB.

wpe2.jpg (3078 bytes)



2.5. Chuẩn bị để truyền máu.

2.5.1. Hồ sơ bệnh án:

- Ðiều dưỡng viên phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bệnh án, đọc kỹ phần y lệnh mà bác sĩ đã ghi:

+ Nhóm máu để truyền

+ Số lượng cần truyền

+ Ngày giờ truyền

+ Tốc độ truyền

+ Ngày, giờ, họ tên, chức vụ, người ký y lệnh

- Ðọc kết quả xét nghiệm nhóm máu của bệnh nhân

- Lấy mạch, nhiệt độ, nhịp thở huyết áp và ghi vào hồ sơ bệnh án.

2.5.2. Chuẩn bị địa điểm:

Ðịa điểm phải thoáng, đủ ánh sáng, đảm bảo vô khuẩn.

2.5.3. Chuẩn bị bệnh nhân:

- Giải thích để bệnh nhân yên tâm và nói để họ rõ thời gian truyền bao lâu sẽ xong.

- Lấy các dấu hiệu sinh tồn

- Xem bệnh nhân có dị ứng hay có tiền sử phản ứng với máu không?

- Vệ sinh thân thể nhất là cùng truyền.

- Dặn bệnh nhân đi đại tiểu tiện trước khi truyền.

2.5.4. Chuẩn bị dụng cụ:

- Chai máu hoặc túi máu (1 đơn vị máu) cùng một lúc người bệnh không được nhận quá 1 đơn vị máu (là 500ml).

Ðây là một khâu quan trọng nhất, nên người điều dưỡng phải kiểm tra đối chiếu cẩn thận.

+ Kiểm tra nhãn hiệu chai máu:

. Có nhãn không (nếu không có không nhận)

. Có nhãn nhưng phải ghi đầy đủ: số chai, nhóm máu, số lượng máu, tên người cho, người lấy, ngày giờ tháng lấy.

+ Kiểm tra chất lượng:

. Nút chai cónguyên vẹn, có rạn nứt không.

. Chai máu vừa lấy ở tủ lạnh ra còn phân biệt rõ 3 lớp, màu sắc có tươi hay có hiện tượng tiêu huyết, nhiễm khuẩn.

. Chai máu có vón cục không, có để ra ngoài tủ lạnh quá 30 phút không.

+ Ðối chiếu:

. Chai máu lĩnh có phù hợp với phiếu lĩnh máu không.

. Phản ứng chéo giữa chai máu và máu của bệnh nhân có hiện tượng ngưng kết không.

- Một bộ dây truyền máu: có 2 loại, một loại dây thẳng và một loại dây chữ Y vì có thể phải truyền dung dịch mặn nếu có những phản ứng do truyền máu, dây truyền có một cái lọc ở trong bầu nhỏ giọt, khoá dây truyền phải ở dưới bầu nhỏ giọt.

- Một hộp kim tiêm tĩnh mạch cỡ 18, 15 hoặc catheter (đường kính của kim to để tránh vỡ hồng cầu).

- Chai nước muối sinh lý 0,9% (Một vài cơ sở yêu cầu truyền nước muối 0,9% trước và sau khi truyền máu).

- Một cọc truyền tĩnh mạch - quang treo.

- Bộ tứ (nẹp gỗ, gối kê tay, tấm nylon nhỏ, dây cao su).

- Khay men vô khuẩn.

- Khay quả đậu.

- Kẹp Kocher

- Huyết áp kế, ống nghe, nhiệt kế, đồng hồ đếm mạch, nhịp thở.

- Hộp thuốc cấp cứu.

- Thuốc theo y lệnh nếu có.

- Dung dịch sát khuẩn, bát kền, kéo, băng dính.

- Dụng cụ làm phản ứng chéo, huyết thanh mẫu...

- Bơm tiêm vô khuẩn 5ml - 10ml.

- Gạc miếng đã hấp.

- Phiếu truyền máu.

2.6. Tiến hành kỹ thuật.

- Rửa tay, đeo khẩu trang.

- Ðối chiếu phiếu lĩnh máu với chai máu (lần 2).

- Kiểm tra chai dung dịch NaCl 0,9%.

- Sát khuẩn tay bằng cồn (lần 1).

- Gắp dụng cụ (bơm tiêm, gạc...) đã hấp ra khay vô khuẩn.

- Kiểm tra lại chai máu: tên bệnh nhân, số đơn vị máu, nhóm máu và yếu tố Rh, số của người cho và thời gian hết hạn. Ðảm bảo máu để ở nhiệt độ phòng không quá 30 phút (nếu các thành phần của máu ấm lên, nguy cơ vi khuẩn phát triển cũng tăng).

- Nhẹ nhàng lắc đều chai máu, bỏ miếng gạc ở nút chai rồi sát khuẩn nút và lắp vào quang treo.

- Làm phản ứng chéo: lấy máu mao mạch ở đầu ngón tay bệnh nhân và dùng bơm tiêm lấy máu ở chai máu làm phản ứng.

- Ðặt cọc truyền ở cạnh giường, nơi thích hợp, đặt xe hoặc khay, sao cho tiện việc tiến hành kỹ thuật.

- Cắm kim thông khí trước, kim truyền sau vào nút chai dung dịch muối sinh lý 0,9%, khoá lại đậy nắp ambu.

- Treo chai truyền dịch lên cọc truyền và tiến hành đuổi không khí trong bộ dây ra (kỹ thuật giống bài tiêm truyền) (H.108)

- Lắp kim vào bơm tiêm có nước muối sinh lý 0,9%.

- Chọn vị trí truyền rồi đặt tấm nylon và gối kê tay ở dưới (H.109).

- Buộc dây cao su cách vùng đó 3cm.

- Sát khuẩn bằng cồn vùng tiêm 2 lần xoáy chôn ốc từ trong ra ngoài (H.110)

Hình 108-111/199

- Sát khuẩn tay điều dưỡng viên lần 2.

- Cầm bơm tiêm có gắn kim chếch 30? so với mặt da, đưa kim đúng vào tĩnh mạch, (nếu là kim bướm thì không phải dùng bơm tiêm như hình 111).

- Khi kim vào tĩnh mạch dùng tay trái tháo dây cao su buộc, sau đó lấy ngón nhẫn của tay trái đè lên mũi vát của kim, ngón cái và ngón trỏ giữ đốc kim, tay phải tháo bơm tiêm để xuống khay quả đậu rồi cầm kìm kẹp ở đầu của bộ dây truyền lắp vào đốc kim, mở kìm, mở khoá cho dịch chảy vừa phải.

- Lót miếng gạc đã hấp ở dưới đốc kim và gập hai đầu gạc cho gọn gàng và cố định băng dính (H.112) vào da bệnh nhân.

Hình 112/200

- Rút gối nhỏ và tấm nylon ở dưới tay bệnh nhânvà đặt nẹp buộc cố định (nếu bệnh nhân giãy giụa nhiều thì buộc nẹp, tay vào thành giường).

- Rút kim ở chai dung dịch muối sinh lý chuyển sang chai máu đã treo bên cạnh.

- Làm phản ứng sinh vật: Cho chảy bình thường được 4ml rồi cho chảy chậm lại 8-10 giọt/phút.

Sau 5 phút, nếu không có triệu chứng gì thì cho chảy tốc độ bình thường 200ml nữa và lại cho chảy chậm 8-10 giọt/phút, sau 5 phút không có triệu chứng gì xảy ra thì mới cho chảy bình thường.

Nếu trường hợp cấp cứu do mất lượng máu quá nhiều thì sẽ có chỉ định đặc biệt riêng và bác sĩ theo dõi sát.

- Trong khi truyền nếu bệnh nhân mỏi mệt, giúp họ thay đổi tư thế nhẹ nhàng.

- Ghi vào bảng theo dõi và ghi vào hồ sơ tình trạng bệnh nhân 15 phút đầu khi đưa máu vào tĩnh mạch (theo dõi các dấu hiệu sinh tồn), 30 phút sau lại lấy mạch, huyết áp, nhịp thở duy trì suốt thời gian truyền.

- Thêo dõi chặt chẽ triệu chứng của những phản ứng xảy ra: Ðau đầu, nôn, sốt, nốt ban, thiểu niệu, rối loạn nhịp thở... và các ống thông có sẵn trên người bệnh (theo dõi xem ống có tắc không).

- Khi đang truyền, nếu hết ca phải bàn giao cho ca trực mới, phải có ghi chép đầy đủ tình trạng bệnh nhân.

- Khi máu trong chai còn lại 10ml thì thôi không truyền nữa để lại làm chứng.

- Rút kim ra khỏi tĩnh mạch và lấy bông cồn sát khuẩn đặt nhẹ vào vùng tiêm vừa rút kim.

- Cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại chỗ và tiếp tục theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở và các dấu hiệu phản ứng nếu xảy ra.

- Ghi lại tình hình bệnh nhân từ lúc bắt đầu truyền đến khi bệnh nhân không truyền nữa.

- Thu dọn dụng cụ, rửa, hấp.

Cách tính tốc độ truyền máu:



2.7. Tai biến và xử trí.

2.7.1. Sốc tiêu huyết.

Nguyên nhân: Thường do 3 nguyên nhân:

- Kỹ thuật bảo quản máu không đúng quy tắc chuyên môn.

- Hồng cầu người nhận bị tiêu hủy bởi huyết thanh người cho.

- Truyền nhầm nhóm.

Triệu chứng: Nhức đầu, khó thở, rét run, mạch nhanh yếu, huyết áp hạ, đau quặn vùng thắt lưng, đái ít, nước tiểu có huyết sắc tố, rồi vô niệu, urê huyết tăng.

Xử trí:

Ngừng truyền máu, đồng thời cho người báo khẩn cấp với thầy thuốc, đồng thời người y tá phải nhanh chóng tiêm cho bệnh nhân 1 ống long não nước 0,2g, cho thở ôxy, nếu bệnh nhân ngừng tim phải làm hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực hoặc tiêm 1 ống adrenalin 0,001g vào dưới da.

Khi thầy thuốc có mặt, người y tá cần chuẩn bị:

- Máu cùng nhóm

- Novocain 0,25 - 1%

- Các loại huyết thanh để nhỏ giọt

- Các loại trợ tim: Long não, noradrenalin, adrenalin, ephedrin...

- Natri citrat.

- Oxy

2.7.2. Sốc phản vệ.

Nguyên nhân: là do dụng cụ, nhất là bộ dây truyền không loại hết chất gây sốt (chí nhiệt tố).

Triệu chứng: thường xuất hiện sau khi truyền khoảng 20-30 với các triệu chứng chính:

- Theo dõi chặt chẽ triệu chứng của những phản ứng xảy ra: đau đầu, nôn, sốt, nốt ban, thiểu niệu, rối loạn nhịp thở... và các ống thông có sẵn trên người bệnh (theo dõi xem ống có tắc không).

- Khi đang truyền, nếu hết ca phải bàn giao cho ca trực mới, và có ghi chép đầy đủ tình trạng bệnh nhân.

- Khi máu trong chai còn lại 10ml thì thôi không truyền nữa để lại làm chứng.

- Rút kim ra khỏi tĩnh mạch và lấy bông cồn sát khuẩn đặt nhẹ vào vùng tiêm vừa rút kim.

. Cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại chỗ và tiếp tục theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở và các dấu hiệu phản ứng nếu xảy ra.

- Ghi lại tình hình bệnh nhân từ lúc bắt đầu truyền đến khi bệnh nhân không truyền nữa.

- Thu dọn dụng cụ, rửa, hấp.

Cách tính tốc độ truyền máu:

Tổng số dịch truyền x giọt. ml

= số giọt/phút

Tổng số phút

2.7. Tai biến và xử trí.

2. 7. 1. Sốc tiêu huyết.

Nguyên nhân: Thường do 3 nguyên nhân:

- Kỹ thuật bảo quản máu không đúng quy tắc chuyên môn.

- Hồng cầu người nhận bị tiêu hủy bởi huyết thanh người cho.

- Truyền nhầm nhóm.

Triệu chứng: Nhức đầu, khó thở, rét run, mạch nhanh yếu, huyết áp hạ, đau quặn vùng thắt lưng, đái ít, nước tiểu có huyết sắc tố, rồi vô niệu, urê huyết tăng.

Xử trí:

Ngừng truyền máu, đồng thời cho người báo khẩn cấp với thầy thuốc, đồng thời người y tá phải nhanh chóng tiêm cho bệnh nhân 1 ống long não nước 0,20g, cho thở oxy, nếu bệnh nhân ngừng tim phải làm hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực hoặc tiêm 1 ống adrenalin 0,001g vào dưới da.

Khi thầy thuốc có mặt, người y tá cần chuẩn bị:

- Máu cùng nhóm,

- Novocain 0,25 - 1%,

- Các loại huyết thanh để nhỏ giọt,

- Các loại trợ tim: Long não, noradrenalin, adrenalin, ephedrin

- Natri citrat

- Oxy

2. 7.2 Sốc phản vệ.

Nguyên nhân: là do dụng cụ, nhất là bộ dây truyền không loại hết chất gây sốt (chí nhiệt tố).

Triệu chứng: thường xuất hiện sau khi truyền khoảng 20-30 phút với các triệu chứng chính: Nhức đầu, buồn nôn, khó thở, rét run, thân nhiệt tăng, mạch nhanh yếu (nhưng không tổn thương thận).

Xử trí:

- Ngừng truyền và kiểm tra lại,

- Cho trợ tim, trợ lực,

- Cho thở oxy,

- Cho kháng histamin tổng hợp như pipolphen, AH3, thiantan...

- Thay bộ dây mới rồi tiếp tục truyền.

2.7.3. Suy tim cấp và phù phổi cấp.

Nguyên nhân: do truyền tĩnh mạch với tốc độ quá nhanh.

Triệu chứng: Biểu hiện bằng trụy tim hoặc tức ngực khó thở, tím tái, bệnh nhân hoảng sợ...

Xử trí:

- Ngừng truyền ngay,

- Cho trợ lực, trợ tim (nếu trụy tim),

- Cho thở oxy,

2. 7.4. Truyền nhầm nhóm máu: bệnh nhân sẽ có các triệu chứng nhức đầu, khó thở, rét run... mạch nhanh yếu, huyết áp hạ, đái ít, nước tiểu có sắc tố rồi vô niệu. Ðau quặn vùng thắt lưng, ngừng ngay truyền mời bác sĩ xử trí ngay.

2.7.5. Không đảm bảo kỹ thuật vô khuẩn (nhiễm khuẩn huyết)

Ngoài 5 tai biến trên, còn có tai biến như tắc mạch hơi hoặc các tai biến muộn như viêm gan, giang mai, sốt rét, nhiễm HIV, những tai biến muộn thường do khi chọn người cho máu không kiểm tra cẩn thận.

Chữ ký của Ghostnurse

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

TRUYỀN DỊCH - TRUYỀN MÁU

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn hoặc viết (Sưu Tầm).
* Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự.
* Tránh spam nhảm những chủ đề không liên quan.
* Bấm nút A/a bên góc phải nếu gặp vấn đề khi chèn hình vui.
* Nếu thấy bài viết hay, hãy bấm nút để khích lệ người viết.
Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Gia Đình Điều Dưỡng :: ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA :: ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN - FUNDAMENTAL NURSING SKILLS-