Gia Đình Điều Dưỡng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Gia Đình Điều Dưỡng

Forum Of Nursing
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Ghostnurse (832)
thuhien (279)
Sirtranxuanbachvp (159)
HUYEN TRAN (118)
lienle (118)
Kernel (36)
ngọc oanh (25)
scorpio (22)
hoathuytinh_thukimhuyen89 (17)
anhson (13)
-->
Các bài gửi mới nhấtNgười gửi cuối
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
HUYEN TRAN nhắn vớiChúc mừng sinh nhật muộn Gn.
gửi vào lúc Tue Jan 21, 2014 12:37 am ...
:Chuc mung sinh nhat muon Gn. Hic hic. khong nho hom qua la sinh nhat ban.[You must be registered and logged in to see this image.]. Mot tuoi moi nhieu thanh cong va luc nao cung tu do ban nhe![You must be registered and logged in to see this image.] [You must be registered and logged in to see this image.] 
Ghostnurse nhắn vớiChúc mừng 8.3.2014
gửi vào lúc Sat Mar 08, 2014 11:21 pm ...
:Chúc mọi thành viên nữ của forum cùng gia đình luôn mạnh khỏe, dồi dào hạnh phúc và thành công !
Thân GN
Ghostnurse nhắn vớiChúc mừng sinh nhật Huyền !
gửi vào lúc Sat Jun 01, 2013 11:31 pm ...
:Ngày mai là ngày sn của bạn Huyentran ! Gia Đình Điều Dưỡng Chúc bạn sn vui vẻ nhé !
Ghostnurse nhắn vớiChúc mừng sinh nhật Thắm !
gửi vào lúc Wed Jul 03, 2013 10:43 pm ...
:Chúc mừng sinh nhật Thắm ! Chúc bạn sinh nhật vui vẻ !
Ghostnurse nhắn với Điều Dưỡng thân !!!
gửi vào lúc Sat Feb 09, 2013 5:49 pm ...
:Một năm mới sắp sang ! Chúc cả nhà luôn mạnh khỏe, may mắn và nhiều thành công !
thuhien nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Fri Jan 25, 2013 11:31 am ...
:Cuối tuần có bạn nào đi đám cưới bạn Quyền giơ tay nào?
hoathuytinh_thukimhuyen89 nhắn với»Gia Dinh Dieu Duong
gửi vào lúc Wed Jan 02, 2013 7:55 pm ...
:chuc mung nam moi toi tat ca moi nguoi nhe, du ngay dau tien voi h that buon nhung h tin roi moi chuyen se that vui tro lai. My Family!!!
Ghostnurse nhắn vớiGia Đình Điều Dưỡng
gửi vào lúc Mon Dec 31, 2012 11:04 pm ...
:Năm mới 2013 đang tới gần ! Chúc cả nhà mạnh khỏe, thành công và hạnh phúc hơn nhiều trong năm mới ! Và sẽ tiếp tục ủng hộ sân chơi 4rum chúng ta !
Ghostnurse nhắn với Nurse !
gửi vào lúc Mon Dec 24, 2012 10:55 pm ...
:Giáng sinh vui vẻ ấm aps an lành nhé, cả nhà !
Ghostnurse nhắn vớiNgày đặc biệt !
gửi vào lúc Wed Dec 12, 2012 9:36 pm ...
:Ngày 12 tháng 12 năm 2012 ! Chúc cả nhà luôn vui vẻ, sức khỏe dồi dào và thành công !
Ghostnurse nhắn với>>>20-10<<<
gửi vào lúc Sat Oct 20, 2012 12:57 pm ...
:Chúc mừng ngày của các chị em ! Chúc một nửa của thế giới luôn xinh đẹp và hạnh phúc !
thuhien nhắn vớiChị em phụ nữ!
gửi vào lúc Sat Oct 20, 2012 11:48 am ...
:Gửi tới tất cả chị em của diễn đàn cũng như những người phụ nữ trong gia đình mỗi thành viên lời chúc mừng lễ kỉ niệm tôn vinh phụ nữ Việt! Chúc cho một nửa thế giới không phải hi sinh nhiều thêm nữa, luôn được sống trong yêu thương và sự che chở!
Ghostnurse nhắn với>>>minhly<<<<<<
gửi vào lúc Sat Sep 22, 2012 7:24 am ...
:Chúc mừng sinh nhật bạn Lý ! Chúc bạn luôn vui vẻ, thành công, hạnh phúc !
Ghostnurse nhắn với>>>>>>>>>>hoathuytinh_thukimhuyen89
gửi vào lúc Tue Sep 18, 2012 8:34 am ...
:Chúc mừng sinh nhật Huyền ! Chúc sinh nhật vui vẻ !
hoathuytinh_thukimhuyen89 nhắn với»Hoai TyTy
gửi vào lúc Tue Sep 11, 2012 10:38 pm ...
:Lau lam' roi, khong vao mang nen ko nam bat dc tinh hinh GN. sr nhe'. Minh chuc Hoai TyTy sn zui ze va sang tuoi moi se gat hai nhieu thanh cong moi. H oi! thong cam vi loi chuc muon mang cua t nhe'. Yeu M!
Ghostnurse nhắn vớiGia Đình Điều Dưỡng
gửi vào lúc Sun Sep 02, 2012 10:47 pm ...
:CHÚC MỪNG SINH NHẬT 2 TUỔI CỦA NHÀ MÌNH NÀO !
Ghostnurse nhắn với>>>>>>>>>hoài
gửi vào lúc Mon Sep 10, 2012 7:24 am ...
:Chúc bạn Hoài sinh nhật vui vẻ ! Nhiều niềm vui mới và thành công mới trong tuổi mới nhé !
hoathuytinh_thukimhuyen89 nhắn vớikenfornothing
gửi vào lúc Thu Aug 16, 2012 9:59 pm ...
:Chuc' mung sn ban! Chuc ban co that nhieu bat ngo va niem vui trong tuoi moi, Dat duoc that nhieu thanh cong nhe'
Ghostnurse nhắn với.>>>>>>Mai huong duyen
gửi vào lúc Sun Sep 02, 2012 10:44 pm ...
:Chúc bạn Duyên Sinh nhật vui vẻ và thêm nhiều thành công nhé !
Ghostnurse nhắn với>>>>>>>>>>>>Miss Quyên>>>>>>>>>>>>>>
gửi vào lúc Fri Aug 10, 2012 2:00 pm ...
:Chúc mừng sinh nhật Quyên ! CHúc bạn sn vui vẻ, đạt nhiều thành công trong cuộc sống !
Ghostnurse nhắn với...............hoainam_thn..................
gửi vào lúc Tue Aug 07, 2012 3:30 pm ...
:Chúc mừng sinh nhật Nam ! Sinh nhật vui vẻ, nhiều thành công mới trong tuổi mới !
hoathuytinh_thukimhuyen89 nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Mon Jul 16, 2012 9:06 pm ...
:Lau roi vao day chag thay ai lop minh!Cacs ban cua toi co ve ban ron qua ah
Ghostnurse nhắn với.....susu......
gửi vào lúc Fri Jul 06, 2012 8:00 am ...
:Chúc mừng sinh nhật susu nào cả nhà minh ! Chúc Susu sn vui vẻ !
Ghostnurse nhắn với thienquyen.bui
gửi vào lúc Fri Jul 20, 2012 3:59 pm ...
:Chúc mừng sinh nhật bác Quyền nhé ! Sn vui vẻ !
Ghostnurse nhắn với sirtranxuanbachvp
gửi vào lúc Mon Jul 23, 2012 7:45 am ...
:Chúc mừng sinh nhật Mr Bách nhé ! Sn vui vẻ, nhiều thành công mới !
hoathuytinh_thukimhuyen89 nhắn vớithienquyen.bui
gửi vào lúc Fri Jul 20, 2012 10:17 pm ...
:chuc mung sinh nhat Quyen` nhe'. Chuc' ban sang tuoi moi se dat duoc nhieu uoc mo.
Ghostnurse nhắn với..... Cả nhà mình !
gửi vào lúc Wed Jun 27, 2012 8:54 pm ...
:Xin thông báo trang Face của nhà mình là giadinhdieuduong, mọi người cùng chung tay phát triển 4rum nhé !
HUYEN TRAN nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Sat Jun 23, 2012 12:18 am ...
:Chúc cả nhà ngủ ngon.Chúc mỗi ngày mới với cả nhà đều là những ngày tuyệt vời nhất.
thuhien nhắn vớiCả nhà mình
gửi vào lúc Sun Jun 10, 2012 8:44 am ...
:Chưa có thông tin up date về vụ hôm qua à cả nhà???
Hóng xem ảnh đám cưới Mod Lê Liên quá!!!
hoathuytinh_thukimhuyen89 nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Wed Jun 20, 2012 8:44 pm ...
:lau lam roi chang thay gj moi. cuoc song von kho khan va nhieu thach thuc. Co gang len nao!!! [You must be registered and logged in to see this image.]

Giải phẫu học (sưu tầm)Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Sat Jan 08, 2011 11:15 pm
Chào mừng bạn tới với Gia đình Điều Dưỡng
Giải phẫu học (sưu tầm) Bgavat18
Giải phẫu học (sưu tầm) Bgavat10Giải phẫu học (sưu tầm) Bgavat12Giải phẫu học (sưu tầm) Bgavat13
Giải phẫu học (sưu tầm) Bgavat15GhostnurseGiải phẫu học (sưu tầm) Bgavat17
Giải phẫu học (sưu tầm) Bgavat19Giải phẫu học (sưu tầm) Bgavat21Giải phẫu học (sưu tầm) Bgavat22
-Ghostnurse
Tước hiệuADMINISTRATOR

ADMINISTRATOR
Hiện Đang:
Thông số cơ bản: 832 Tên (Tiêu đề) thanh lv đầu tiên:832
Tên (Tiêu đề) thanh lv thứ 2:832/50
Tên (Tiêu đề) thanh lv thứ 3:36/50
Tổng số bài gửi : 832
Join date : 02/09/2010
Age : 36
Đến từ : Hải Phòng
Châm ngôn sống : Chào mừng bạn tới với Gia đình Điều Dưỡng
Profile Ghostnurse
Tổng số bài gửi : 832
Join date : 02/09/2010
Age : 36
Đến từ : Hải Phòng
Châm ngôn sống : Chào mừng bạn tới với Gia đình Điều Dưỡng

Giải phẫu học (sưu tầm) Vide10

Bài gửiTiêu đề: Giải phẫu học (sưu tầm)
https://dieuduong06.forumburundi.com

Tiêu đề: Giải phẫu học (sưu tầm)

Đây là những kiến thức mình sưu tầm thấy khá hay,các bạn đọc và bàn luận để cùng học hỏi nhé !!!

Xương cơ thân mình

1. Do đâu mà có 4 đoạn cong cột sống ?

Trong sách nói là do thích nghi với tư thế đứng thẳng. Nhưng 4 đoạn cong đó xuất hiện cùng lúc hay có thứ tự trước sau ?
1) Lúc phôi thai cột sống có dạng 1 đường cong bờ lõm ra trước(chiều cong nguyên thủy).
2) Giai đoạn bò: xuất hiện đoạn cong cổ.
3) Giai đoạn ngồi: xuất hiện đoạn cong ngực.
4) Giai đoạn đứng: xuất hiện đoạn cong thắt lưng.

2. Xương lồng ngực có bao nhiêu xương ?

25 xương gồm 24 đôi xương sườn và 1 xương ức.

3. Bó mạch tk gian sườn đi trong rãnh sườn đúng hay sai?

Không hoàn toàn đúng. Vì xương sườn 1 đâu có rãnh sườn,nhưng nó vẫn có bó mạch tk gian sườn.
SBG ghi đi tong rãnh gian sườn là: ”mạch gian sườn sau và nhánh trước tk gian sườn”
Mạch gian sườn sau: có lẽ chỉ ĐM là nhánh tách ra từ ĐM gian sườn trên cùng(2 nhánh), ĐM chủ ngực( 9 nhánh cuối); các TM gian sườn sau đổ về hệ TM đơn. Còn mạch gian sườn trước có lẽ là ĐM tách từ ĐM ngực trong, và các TM đổ về TM ngực trong. Chú ý là trong atlas còn thể hiện các nhánh trên dưới của mạch gian sườn.
Nhánh trước TK gian sườn ???
không biết đâu mà lần, trong atlas chỉ thể hiện TK gian sườn từ nhánh trước TK gai sống và đi từ phía sau tới trong khoảng gian sườn và đâm ra trước qua cơ ngực lớn ở bờ ngoài xương ức.
Liên quan về vị trí: từ trên xuống dưới lần lượt là TM,ĐM,TK.
Chú ý: rạch vào bờ trên xương sườn để tránh bó mạch tk này, điều này rất quan trọng bởi cơ gian sườn ngoài( chi phối bởi tk gian sườn) là 1 trong 2 cơ hô hấp chính.

4. Cơ chủ yếu trong quá trình hít vào?

Ta hít vào chủ yếu bằng 2 cơ: cơ hoành và cơ gian sườn ngoài, hô hấp bình thường chỉ cần 1 trong 2 cơ trên là đủ.
Ngoài 2 cơ kể trên thì còn có các cơ phụ giúp động tác hít vào( hít vào gắng sức): cơ gian sườn trong(4-5 cơ trên),cơ nâng sườn,cơ dưới sườn, cơ răng sau trên, cơ răng trước, cơ ức đòn chũm, cơ lưỡi , cơ cánh mũi, cơ má( hình như là cơ mút).

5. Cơ nào liên quan tới động tác thở ra?

Động tác thở ra là thụ động. Nhưng khi quá trình thở ra là gắng sức thì có sự tham gia của các cơ sau: cơ gian sườn trong( 6-7 cơ dưới), các cơ thành bụng trước bên, cơ răng sau dưới.

6. Xương sườn 11, 12 là các xương sườn cụt không có sụn nối vào xương ức, xương sườn 1 không có rãnh sườn cho cơ gian sườn bám, vậy nó có các cơ gian sườn ở đó không? Nói cách khác là có 11 cơ gian sườn đúng hay sai ?

Hehe,tất nhiên là có 11 cơ gian sườn( theo atlas)
Dường như cơ gian sườn 10 và 11 chỉ đến chỗ cụt xương sườn 11, 12 thì hết và không có màng gian sườn ngoài, còn ở xương sườn 1 thì cơ bám ở bờ ngoài xương.

7. Ta có đm thượng vị trên , vậy thế nào là thượng vị ?

Các bạn có thể lật Atlas hình 268 để tham khảo về các vùng ở bụng: thượng vị, hạ vị, quanh rốn, vùng bẹn, vùng thắt lưng.
Chú ý là có tác giả lấy mp trung đòn thay cho mp ngoài cơ thẳng bụng để làm giới hạn bên cho vùng thượng vị, hạ vị, quanh rốn( khi đó các vùng này được nới rộng ra).

8. Đm thượng vị trên có đi qua khe ức sườn ( tam giác ức sườn) không?

Có lẽ lướt qua thì đúng hơn. Vì ban đầu đm ngực trong đi xuống ở phía trên và ngoài cơ hoành, cho đm thượng vị trên, nếu đm này đi vào khe ức sườn thì nó phải đi vào khoang bụng và nằm sau phúc mạc, nhưng thực tế là nó đi xuống dưới xuyên qua cơ thẳng bụng.Vậy nó chỉ lướt qua khe ức sườn.

9. Giữa lỗ thực quản và lỗ đm chủ của cơ hoành có 1 trẽ cơ chạy ngang qua phân cách chúng nên lỗ thực quản hoàn toàn là do trụ phải cơ hoành tạo nên,còn lỗ đm chủ là do cả 2 trụ phải trái tạo nên

10. Tại sao nói cơ hoành ( phần ở lỗ thực quản ) còn có tác dụng như là 1 cơ thắt thực quản ?

Khi cơ hoành co, vòm hoành hạ xuống làm tăng áp suất trong ổ bụng. Áp suất ổ bụng tăng, áp suất dạ dày tăng theo, nhưng đồng thời thực quản cũng bị ép lại nơi ống thực quản ngay lỗ thực quản của cơ hoành làm cho sự trào ngược thức ăn từ dạ dày lên thực quản không xảy ra. Vậy cơ hoành còn có tác dụng như là 1 cơ thắt thực quản.

Ống bẹn

1. Tại sao nói ống bẹn(ob) là 1 điểm yếu của thành bụng đặc biệt là ở nam giới?

Trước hết là do có xảy ra thoát vị theo ob(gọi là thoát vị bẹn trực tiếp) nên ob là 1 điểm yếu ở thành bụng.Sau nữa trên thực tế tần số thoát vị bẹn gián tiếp là 1 nữ/12 nam nên nó mới đặc biệt ở nam giới.(Với thoát vị bẹn gián tiếp thì xảy ra nhiều ở nữ hơn nam-đây là số liệu thầy cho).
Tại sao lại như vậy?
Vì,ob trong thời kì phôi thai là đường di chuyển của tinh hoàn từ ổ bụng xuống bìu.Tinh hoàn nằm sau phúc macjnhuwng trên đường đi của nó,nó kéo theo phúc mạc tạo thành mỏm bọc phúc tinh mạc(ở nam,tương đương mỏm bọc phúc mạc âm hộ ở nữ).Sau này mỏm bọc phúc tinh mạc mới bị bít tắc ở đoạn trong thừng tinh để ngăn cách ổ phúc mạc ở trên với ổ tinh mạc ở dưới.
Lưu ý là lỗ bẹn sâu chỉ tính từ mạc ngang ra,còn đậy lên trên là phúc mạc và lớp mỡ ngoài phúc mạc,cho nên thoát vị bẹn ở nữ chỉ gồm 1 trường hợp là ruột non đội theo lớp phúc mạc phủ ở lỗ bẹn sâu chui vào ob(khó xảy ra),còn ở nam có thêm trường hợp mỏm bọc phúc tinh mạc không bị bít tắt (thoát vị bẹn gián tiếp bẩm sinh) hay bít tắt lỏng lẻo tạo thành thoát vị bẹn gián tiếp(dễ xảy ra hơn vì có sẵn con đường).

2. OB trong thời kì bào thai?

Ob là một khe nằm giữa các lớp cân cơ của thành bụng.Trong thời kì bào thai trong ob:
Ở nam là dây chằng(dc) bìu,sau đó dc bìu mới kéo tinh hoàn và thừng tinh xuống qua ob.Cho nên ở người nam trưởng thành trong ob là thừng tinh.
Còn ở nữ trong ob là dây kéo buồng trứng sau này một phần trở thành dc tròn ,1 phần trở thành dc riêng buồng trứng(chỗ chuyển tiếp đính vào góc bên của thân tử cung).Cho nên ở người nữ trưởng thành,trong ob là dc tròn.

3. Các thành phần đi trong ob?
Gồm các thành phần:thừng tinh ở nam(dc tròn ở nữ),nhánh của tk chậu bẹn ở trước thừng tinh ,nhánh sinh dục của tk sinh dục đùi ở sau.
Cách nhớ:
*tk chậu bẹn,có chữ ‘bẹn’ tất nhiên là phải có liên quan đến ob rồi.
*nhánh sinh dục của tk sinh dục đùi,tát nhiên là nhánh sinh dục phải có liên quan đến tinh hoàn rồi,mà tinh hoàn chui qua ob nên nó phải nằm trong ob rồi.
*còn tk chậu hạ vị nghe tên dã biết là không liên quan gì đến ob.

Tim

1. Hehe, ngay mở đầu bài tim đã nói tim là một cơ quan bao gồm 1 khối cơ đặc biệt,vậy khối cơ ấy có gì đặc biệt ?

Tim đặc biệt vì tính quan trọng của nó,nó là môt cái bơm vừa hút vừa đẩy máu đi nuôi các cơ quan khắp cơ thể. Bởi vì tim đặc biệt như vậy nên nó phải có cấu tạo đặc biệt, khối cơ của tim phải đặc biệt, và có hẳn 1 tên gọi riêng cho nó, cơ tim.
Vậy cơ tim có gì đặc biệt?
Vì nó khỏe như cơ vân và hoạt động như là cơ trơn ư.
Cơ tim đặc biệt vì nó có chức năng như một hợp bào, có nghĩ là khi một điện thế động xuất hiện ở 1 nơi nào đó thì nó lan ra toàn bộ khối cơ, do giữa các tế bào cơ tim có các đĩa nối thông thương từ tế bào này sang tế bào kia. Còn ‘một nơi nào đó’ chính là nút xoang nhĩ và nút nhĩ thất( là các tế bào cơ biệt hóa) là các nút tạo nhịp cho tim( truyền tín hiệu điện thôi).
Lưu ý là ta cũng bắt gặp điều này ở ruột. Cơ ở ruột cũng là 1 khối hợp bào, khi 1 sóng nhu động xuất hiện thì nó được truyền đi dọc theo khối hợp bào đó.

2. Ở đây ta thấy rất thú vị trong cách đặt tên của tm tim lớn và tm tim nhỏ, tạo thành một cặp lớn nhỏ rất dễ nhớ. Cả 2 đều đi từ mặt trước ra sau đổ vào xoang tm vành, cả 2 đều đi trong rãnh vành, khác ở chỗ là tm tim lớn đi về bên trái trong rãnh vành trái , còn tm tim nhỏ đi về bên phải trong rãnh vành phải, 5 sự thống nhất giữa 2 mặt đối lập.

3. Vách gian nhĩ?
(Sơ qua) vách gian nhĩ gồm 2 vách : vách nguyên phát(vách 1) và vách thứ phát(vách 2). Ban đầu vách 1 phát triển trước và lủng ở giữa tạo nên 1 lỗ trống( mình thấy là nó bị ăn mất 1 nửa vách ở dưới thì đúng hơn). Vách 2 phát triển sau và nằm bên phải vách 1 và lỗ trống của vách 2 được gọi là lỗ bầu dục( tim cũng thích chắp vá như con người ). Do vách 1 chồng lên vách 2 như 1 van gọi là van lỗ bầu dục nên khi tâm nhĩ co bóp, vách 1 đẩy về bên phải che lỗ trống của vách 2 không cho máu chảy vào tâm nhĩ phải. Khi tâm nhĩ nở ra dòng máu của tm chủ dưới hướng vào lỗ bầu dục đẩy vách 1 về bên trái, làm lỗ bầu dục mở ra. Điều này chỉ xảy ra trong thời kì bào thai, vì lúc này tm rốn chưa bị cột, máu về tâm nhĩ (tn)phải nhìu, tâm nhĩ trái ít(từ phổi chưa hoạt động), làm cho áp suất trong tn phải cao hơn hẳn tn trái, đẩy lệch vách 1 mở lỗ bầu dục.
Sau sinh, tm rốn được cột lại, phổi bắt đầu hoạt động. Lượng máu về tn phải lúc này giảm xuống trong khi lượng máu ở tn phải tăng lên do phổi hoạt động. Do đó áp lực trong tn phải giảm xuống, trong tn trái tăng lên , đẩy vách 1 vào vách 2 làm đóng lỗ bầu dục.

4. Ranh giới giữa nón đm và phần còn lại của tâm thất (tt)phải?
Đó là mào trên tâm thất.
Vậy mào trên tt là gì ? nón đm là gì?
Nói đến 2 khái niệm này ta phải biết về hành tim.
Hành tim là phần thon nhỏ nối tt nguyên thủy với các cung đm chủ. Có 1 rãnh nhỏ ở ngoài chia tt nguyên thủy thành tt phải và tt trái,hành tim nối với bên phải. Sau đó, hành tim chia làm 3 phần: phần gần nối vào phần bè của tt phải(tui nghĩ nó là mào trên tt); phần giữa gọi là nón tim (về sau trở thành nón đm/phễu); phần xa gọi là thân đm sẽ tách đôi làm thân đm chủ và thân đm phổi.
Ở đây có 1 chỗ thú vị, hành tim gắn vào tt phải, trong khi đó phần xa của nó có thân đm chủ lại gắn về bên trái, mình không hiểu tại sao. Đoán là do sự hình thành phần màng vách gian thất từ nhu mô tim xảy ra sau và gắn lệch về bên phải dẫn đến thân đm chủ gắn vào tt trái cùng với sự xuất hiện của vách nhĩ thất.

5. Hệ thống dẫn truyền của tim?
Như đã nói ở trên, khối cơ tim là 1 hợp bào, vì vậy khi 1 điện thế động xuất hiện ở 1 nơi nào đó thì nó lan tỏa ra toàn bộ khối cơ tim, ’nơi nào đó’ chính là các nút dẫn nhịp của tim. Có 2 nút: nút xoang nhĩ phát xung nhanh nhất nên là nút dẫn nhịp cho toàn tim;nút xoang thất. Nhưng các nút dẫn nhịp chưa tạo thành hệ thống dẫn truyền của tim, nó cần các bó sợi để dẫn truyền(cũng là tế bào cơ tim biệt hóa), gồm:
Bó liên nhĩ trước dẫn xung động trực tiếp từ nút xoang nhĩ đến tn trái.
Bó liên nút đi trong thành tn phải đến nút nhĩ thất.
Từ nút nhĩ thất tách ra bó nhĩ thất( bó His) nằm ở mặt phải của vách nhĩ thất, khi đi hết phần màng của vách nhĩ thất thì chia 2 trụ:trụ phải và trụ trái, 2 trụ đi xuống ở 2 bên vách gian thất và tỏa ra thành 2 mạng Purkinje ở nội mạc 2 tt phải và trái.
Chính do hệ thống dẫn truyền như vậy mà tim có thể co bóp nhịp nhàng:
Bó liên nhĩ trái cùng bó liên nút ngắn dẫn truyền nhanh, làm 2 tn co cùng lúc đẩy máu xuống tt.
Tín hiệu từ nút xoang nhĩ truyền tới nút tt mất một khoảng thời gian, từ nút nhĩ thất truyền qua bó His, mạng Purkinje cũng mất 1 khoảng thời gian, chưa nói tới vận tốc truyền trong các bó khác nhan là khác nhau.
Những yếu tố này làm cho sự co bóp của tn và tt có tính nhịp nhàng trước sau.

6. Hệ thống đm vành?
- Trong sách có đoạn ghi là : đm vành phải cung cấp máu cho ĐOẠN ĐẦU ĐM CHỦ, ĐM PHỔI, toàn bộ tn phải, vách gian nhĩ, tt phải , mặt sau tt trái, vách gian thất(nữa sau). Đm vành phải cung cấp máu cho đoạn đầu đm chủ, đm phổi là hiện tượng ” mạch của mạch”
ở một số đm lớn, lớp ngoài gồm nhiều sợi đàn hồi và sợi keo, trong có chứa các mạch máu nhỏ gọi là mạch của mạch.
Vậy các đm như thế nào là lớn?
Đm lớn còn gọi là đm đàn hồi gồm:đm chủ,thân tay đầu,đm cảnh chung và đm dưới đòn.
- Các nơi phát xuất đm vành phải và trái nằm phía sau các van bán nguyệt. Cấu trúc này làm cho máu vào đm vành dễ khi tâm trương.
Tại sao lại là tâm trương ?
Do 2 lý do sau đây:
-Thứ nhất là do ở kỳ tâm thu lỗ vào đm vành bị che bởi van bán nguyệt, nên mạch vành không nhận máu được.
-Thứ hai là do van bán nguyệt đóng xuống đột ngột làm giảm áp suất đột ngột sau các van bán nguyệt,sự chênh lệch áp suất đẩy máu từ cung đm chủ vào đm vành; và cũng do sự đàn hồi của đm chủ, điều này khiến cho một phần lượng máu do tim bơm ra được lưu trữ trong đm chủ lúc tâm thu(thành mạch giãn ra), lúc tâm trương thành mạch co lại đẩy máu đến các mô( theo mọi hướng), tác dụng chính của nó là điều hòa lượng máu đến mô, nhưng theo mình thì nó cũng góp phần đẩy máu vào đm vành.
* chú ý:đm vành trái quan trọng hơn
* nhồi máu cơ tim:tức đm vành bị tắc gây hoại tử cơ tim,trường hợp tắc 1 phần gây thiếu máu cơ tim.

7. Bạch mạch của tim ?
Chạy theo 2 dòng chính song song với 2 đm vành :
- Dòng trái chạy theo đm vành trái nhận bạch huyết ở phần tim trái rồi đổ vào các hạch khí phế quản.
- Dòng phải chạy theo đm vành phải nhận bạch huyết ở phần tim phải rồi đổ vào chuỗi hạch trung thất trước( có lẽ là nằm ở trung thất trước, đâu đó gần tuyến giáp chăng tuyến giáp chứa nhìu mô bạch huyết mà).

8. Thành tt trái dày hơn rất nhiều thành tt phải, vì sao?
Trong SBG ghi thành tt trái rất dày do”phải bóp máu qua đm chủ vào vòng tuần hoàn lớn đi khắp cơ thể”.
Và nguyên nhân sâu xa mình nghe nói là do áp suất trong tt trái lúc tâm thu cao hơn hẳn áp suất tâm thu trong tt phải. Cụ thể là cao hơn bao nhiêu:
- P tâm thu tâm thất phải:20-25 mmHg.
- P tâm thu tâm thất trái: 100-200mmHg.
Gấp khá nhiều đấy chứ.Vậy P chênh lệch lớn như vậy khi tâm thu thì tâm thất sẽ có hình thù như thế nào?
Có lẽ vách gian thất sẽ bị đẩy lệch về bên phải(không biết đúng hay sai), có lẽ đây cũng là 1 yếu tố giúp co thất phải chăng(do p quá cao ở bên thất trái).

9. Tuần hoàn ở phôi thai ?
Nếu muốn tìm hiểu thêm các bạn có thể xem SBG trang 428.
Có 1 chỗ cần lưu ý là :
- Sau khi sinh trong vòng 36 tiếng ống đm siết lại thành dc đm( thầy giảng)
- “Ống đm ở người không có van và cơ vòng,cũng sẽ đóng lại sau vài tuần hoặc vài tháng.Cơ chế chưa rõ.Nếu không đóng lại, sẽ tạo nên dị tật còn ống đm”( trong SBG)
Hic, không biết thế là thế nào luôn.

10. Câu này rất hay về quá trình hình thành mạch máu :
“Phôi giống như 1 đám bọt biển với 1 mạng lưới gồm nhiều tĩnh mạch rất phức tạp. Các động mạch thì luôn’ đâm chồi’,cái mới thay thế cái cũ,trong khi các tĩnh mạch tạo nên do sự thoái hóa hầu hết mạng lưới tĩnh mạch trong phôi.”

11. Phôi thai của các mạch máu lớn?
- Cung: nối đm chủ lưng và đm chủ bụng.
- Hình vẽ sau là tự hình dung ,chưa có sự gấp khúc của tim:

[You must be registered and logged in to see this image.]

***Tham khảo thêm trong bài :hệ tim mạch (SBG trang 419).

Phổi

1. Các đường nách?
Đường nách trước tương ứng với nếp của bờ ngoài cơ ngực lớn.
Đường nách giữa đi từ chính giữa hõm nách xuống.
Đường nách sau đối xứng đường nách trước qua đường nách giữa(có vẻ như cách đn giữa 10cm về phía sau).
Chọc dò màng phổi:chọn đn giữa hoặc đn sau.
*Trong atlas có ghi:
Chọc dò tràn khí màng phổi ở khoảng gian sườn 2 hay 3 trên đường trung đòn.
Chọc dò tràn máu màng phổi ở khoảng gian sườn 5 đn giữa.
*Chả biết đúng sai như thế nào.Anh chị nào giúp em trả lời chính xác cái này,thank nhìu.
*Cần chú ýuyên qua khoảng gian sườn ở bờ trên xương sườn để tránh tổn thương bó mạch tk gian sườn.

2. Các cơ nào tham gia hô hấp?
Xem lại phần trước.

3. Cơ chế thở của phổi?
Nguyên tắc thở là tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa không khí và phế nang.
Kiểu thở bình thường ở người là kiểu thở âm.Lồng ngực tăng thể tích,áp suất âm trong màng phổi sẽ làm phổi nở lớn theo,điều này làm áp suất trong trong phế nang thấp hơn áp suất khí quyển,khí ùa vào phổi.

4. Tại sao xuất hiện áp suất âm trong màng phổi?
Bình thường,phổi có tính đàn hồi(khuynh hướng là co rút) được dính vào lồng ngực,lực kéo vào đàn hồi của phổi cân bằng với lực kéo ra của lồng ngực,điều này tạo thanh 1 khoang ảo giữa lá thành và lá tạng của phổi.Khi ta hít vào,lồng ngực kéo phổi giãn nở theo,tính đàn hồi của phổi làm cho nó co rút càng mạnh,điều này làm tăng thể tích của khoang ảo giữa 2 lá phổi,gây nên 1 áp suất âm tại đây.Áp suất này gây ra 1 lực tác dụng theo mọi hướng để làm cho khoang ảo trở về thể tích ban đầu,nhưng do lực kéo ra của các cơ hô hấp nhanh,mạnh hơn lực kéo vào đàn hồi của phổi nên phổi sẽ giãn nở theo lồng ngực.

5. Có một vấn đề đặt ra là vòm hoành phải cao hơn vòm hoành trái,dẫn đến đáy phổi phải cao hơn đáy phổi trái,vậy đỉnh phổi phải có cao hơn đỉnh phổi trái hay không?
Theo atlas thì mình thấy đỉnh phổi hai bên gần như bằng nhau.
Vậy phổi phải nhỏ hơn phổi trái sao?
Ở đây vấn đề không phải là phổi nào lớn hơn phổi nào mà vấn đề là thể tích không khí mà nó trao đổi tại phế nang,càng nhiều phế nang càng tăng diện tích tiếp xúc không khí thể tích khí trao đổi càng nhiều.Ở đây có sự bù trừ:ở phổi phải có thêm khe ngang làm tăng diện tích tiếp xúc máu-khí(phổi phải có thêm khe ngang là vì vậy);cây phế quản phải ốm hơn,dốc hơn,có khuynh hướng chia sớm hơn; ở phổi trái có ấn tim góp phần làm giảm thể tích của phổi trái.Thậm chí diện tích tiếp xúc máu-khí ở phổi phải còn có phần nhỉnh hơn phổi trái,nói như vậy là vì nếu để ý một chút ta thấy đm phổi trái ngắn và nhỏ hơn ddm phổi phải,điều này cho thấy máu vào phổi phải nhiều hơn,trao đổi máu-khí ở đây nhiều hơn,thể tích khí vào phổi phải nhìu hơn.
Vậy còn vị trí các khe có tương ưng ở 2 bên không?
Gần như là tương ứng(bởi vậy ta mới học chung cho cả 2 phổi mà vẫn xem như là chính xác cho cả 2).

6. Có bao nhiêu lần chia đôi của phế quản?(hic,câu này anh Yên biểu nhớ)
20-23 lần

7. Đm và tm phế quản?
Phổi là nơi trao đổi máu-khí.Máu ở trong tm phổi rất giàu O2 và ít CO2,nhưng cơ thể không dùng máu này để nuôi phổi,mà nó lại dùng một nguồn khác ,đó là dm phế quản.Đm này 1 đm nhỏ thường tách ra ở đm chủ(1 hay 2 nhánh) đi trước hoặc sau phế quản chính.Tm phế quản đổ về tm đơn,một số nhánh nhỏ đổ về TĨNH MẠCH PHỔI.Điều này có vẻ hơi quái lạ,máu giàu CO2 lại đổ về máu giàu O2,tức là máu đen theo cách nói của chúng ta đổ trực tiếp vào máu đỏ của tm phổi mà không bất cứ sự trao đổi nhờ mạng mao mạch (như ở mô).
Sách có viết lộn không?
Ở đây xin khẳng định là sách viết hoàn toàn chính xác.Sở dĩ có hiện tượng này là vì máu giàu hàm lượng CO2 từ tm phế quản đổ vào tm phổi là để điều hòa hàm lượng O2 quá cao trong tm phổi sau trao đổi (hàm lượng O2 quá cao,hàm lượng CO2 quá thấp không phù hợp để cho mô sử dụng).Từ điều trên ta thấy ngay 1 ví dụ rất hay là phổi:phổi không dùng ngay máu trong tm phổi mà sử dụng máu đã được điều hòa trong đm phế quản để nuôi phổi.

8. Một phần cũng rất quan trọng là mạch bạch huyết ở phổi?
Mạch bạch huyết trong nhu mô phổi đổ về các hạch bạch huyêt phổi(ở các chỗ chia đôi),rồi đổ về hạch phế quản phổi(ở rốn phổi),rồi đổ về hạch khí phế quản trên và hạch khí phế quản dưới(chỗ chia đôi của khí quản).Các hạch này tiếp tục đổ lên trên vào nhóm hạch cạnh khí quản,ở chỗ này có 2 đường:phần ở dưới đổ trực tiếp về ống bạch huyết bên phải hoặc ống ngực bên trái;phần trên đổ về hạch phế quản trung thất(hạch cổ sau dưới) ở bên phải hoặc đổ về hạch phế quản trung thất và hạch Virchow ở bên trái,rồi cuối cung cũng đổ về ống bach huyết và ống ngực.

9. Có bạn nào tìm được quy luật vẽ chia phổi như thầy Hải nói không?Xin chia sẻ cho mọi người.

Trung thất

1. ”Ở 1/3 trên, cơ hoạt động theo ý muốn và do các sợi vận động của dây 10 chi phối, còn 2/3 dưới là cơ trơn chi phối bởi các sợi đối giao cảm của dây 10 và các sợi giao cảm”, vậy 1/3 trên là cơ vân hay cơ trơn? (đây là câu hỏi của 1 người bạn đưa ra)
Các bạn có thể tìm thấy câu trả lời trong SBG trang 439: ”trong phần trên của thực quản có các sợi cơ vân phù hợp với chức năng co thắt thật nhanh ở phần trên của thực quản khi nuốt”
Trong sách bài giảng có câu : ”Miệng thực quản lúc đó vẫn đóng lại do một cơ thắt, nay được mở ra để cho thức ăn đi vào thực quản. Các sóng nhu động của các cơ thực quản ở sau bản sụn nhẫn bắt đầu hoạt động”, vậy các cơ vân của thực quản phải nằm ở sau bản sụn nhẫn( nơi bắt đầu của nhu động).
Lại có cách giải thích khác: phần trên thực quản có một cơ thắt(cơ thắt thực quản trên), bình thường miệng thực quản bị thắt lại bởi cơ này, khi thanh quản được kéo lên trên trong động tác nuốt thì cơ này giãn ra,các cơ ở hầu co lại tạo sóng nhu động đẩy thức ăn xuống thực quản. Ở đây sóng nhu động thì được tạo ra từ các cơ ở hầu rồi truyền xuống thực quản.
*Nhắc lại thực quản có 3 chỗ hẹp:
- ứng với sụn nhẫn.
- ngang mức cung đm chủ hoặc phế quản chính trái.
- chỗ nối tâm vị.

2. Các nhánh của đm chủ ngực ?
Thường rất nhỏ bao gồm :
- Các đm phế quản.
- Các đm trung thất: cấp huyết cho màng tim.
- Các đm thực quản.
- Các đm hoành trên: cho mặt trên sau cơ hoành( thầy nói: đm này rất nhỏ và tách ra trên cơ hoành 1 chút; trong atlas hình như không thể hiện đm này, dễ lầm nó với đm hoành màng ngoài tim)
- 9 cặp đm gian sườn sau: đi sát cột sống là thành phần phía sau nhất của trung thất sau.
9 cặp đm gian sườn này cấp máu cho 9 khoảng gian sườn cuối,còn 2 khoảng gian sườn trên cùng là các nhánh gian sườn 1, 2 tách từ đm gian sườn trên cùng( 1 nhánh của thân sườn cổ).

Dạ dày

1. Đm vị trái đội lên 1 nếp phúc mạc gọi là nếp vị tụy trái,vậy còn có nếp vị tụy nào khác nữa?
Lỗ nếp vị tụy là 1 lỗ bầu dục ở trên bình diện chếch xuống dưới và sang phải.Giới hạn ở trước bởi bờ cong vị nhỏ ở trên và dưới bởi các nếp vị tụy.
Trong bài phúc mạc lại có câu:”hai đm vị gan lớn và nhỏ(sau thành đm gan và đm vị trái)cũng quay theo dạ dày và thay đổi vị trí từ bình diện đứng thẳng nay sẽ chếch xuống dưới và sang phải.Hai đm này sẽ đội màng bụng lên thành 2 nếp hình liềm gọi là nếp vị tụy.
Vậy có thể thấy còn 1 nếp ở phía dưới phải do đm gan chung đội lên cũng là nếp vị tụy,có lẽ gọi là nếp vị tụy phải(cho có cặp).

2. Tại sao đm vị mạc nối trái và phải không thông nối trực tiếp với nhau?
Mạc nối lớn gồm 4 lá(2 lá trước,2 lá sau) của túi mạc nối dính lại với nhau.
- giữa 2 lá trước của túi mạc nối và dọc theo bờ cong vị lớn có đm vị mạc nối phải ,là 1 nhán của đm vi tá tràng.
- giữa 2 lá sau có đm vị mạc nối trái là 1 nhánh của đm lách đi giữa 2 lá của mạc nối vị lách tới
Như vậy 2 đm vị mạc nối trái phải này không thông nối trực tiếp với nhau.

3. SBG/109 có viết:
”tóm lại tất cả các đm tạo thành 1 mạng lưới thông nối ở 2 mặt dạ dày,đặc biệt trong niêm mạc có SỰ THÔNG NỐI ĐỘNG TĨNH MẠCH.
Trong lớp niêm mạc có 1 mạng đm rất lớn,từ đó cho 2 loại nhánh phát sinh:một quay về cơ ,MỘT TẬN CÙNG TRONG NIÊM MẠC”
Vậy sự thông nối động tĩnh mạch là gì?
Máu không phải luôn đi qua mao mạch,mà có thể đi từ tiểu đm sang tiểu tm qua các mạch nối động tĩnh mạch.Thành của các mạch nối tắt này dày hơn mao mạch và không cho phép trao đổi chất,khi các mao mạch nối được mở ra,máu được dẫn ‘đi tắt’ không qua mao mạch(chắc do áp suất).Ở ruột các mạch nối ‘bắc cầu’ qua các mao mạch,ngoại trừ lúc tiêu hóa.
Như ta đã biết,ở dạ dày rất ít chất dinh dưỡng được hấp thụ,vì vậy máu ít qua mao mạch mà qua các mạch nối động tĩnh mạch.Nhưng dù sao ở dạ dày vẫn có sự hấp thụ (dù rất ít) đồng thời nó còn làm nhiêm vụ dinh dưỡng cho lớp niêm mạc,nên ở đây vẫn có mạng mao mạch trao đổi.
Chắc có lẽ vì sự hấp thụ là ít,nên ngay từ lớp dưới niêm,đã có 2 loại nhánh,1 đến niêm mạc(phân phối thành mạch nối động tĩnh mạch và mạch mao mạch),1 quay về cơ(dinh dưỡng cho cơ chăng).

4. Thế nào là phần dày của mạc nối nhỏ?
Thân tk lang thang trước cho nhánh gan đi trong phần dày của mạc nối nhỏ đến tm cửa thì cho nhánh môn vị đi xuống điều hòa hoạt động vùng môn vị,ống môn vị và một phần tá tràng.
Vì vậy có lẽ phần dày của mạc nối nhỏ chính là bờ gan của mạc nối nhỏ.Nhánh gan đi từ sau giữa 2 lá của bờ vị rồi chạy lên trên qua phải để đến bờ hoành của mạc nối nhỏ ,rồi tới bờ gan (theo dc tĩnh mạch và cửa gan đến tm cửa).

Lách

1. Lách có chức năng sinh ra tế bào lympho hay không?
Dòng lympho bào trong lách là lympho bào B,giữ vai trò trong miễn dịch thể dịch.Khi còn trong thời kỳ bào thai,nó xuất phát từ tế bào đầu dòng trong tủy xương(không biết là loại tb gì nữa,nhưng biết chắc lympho là từ trong tủy xương),sau mới di chuyển đến gan, lách ,các tổ chức bạch huyết ống tiêu hóa.
Sau khi trưởng thành trong tủy xương,chúng được đưa vào tuần hoàn máu rồi hướng đến cá hạch bạch huyết.Như vậy lympho bào không phải có nguồn gốc từ hạch bạch huyết,mà nó được vận chuyển đến dự trữ tại tổ chức này từ nơi nó trưởng thành.
Vậy lách chỉ là 1 ổ dự trữ lympho bào B mà thôi.

2. Về dây chằng treo lách?
Nói về dc treo lách phải đi từ sự phát triển của lách:
Ban đầu chỉ có tụy và dạ dày phát triển ,sau đó lách mới phát triển trên đường đi của đm lách ở thành trái của hậu cung mạc nối,lách nằm giữa tụy ở đằng sau và dạ dày ở đằng trước.Và do có vị trí như vậy nên mạc nối vị tụy(mạc nối vị sau) bị phân chia thành 2 phần là:mạc nối vị lách và mạc nối tụy lách(hay dc hoành lách,mạc nối thận lách).
Phía trên túi mạc nối,2 lá sau của mạc nối lớn chạy ra sau lên trên tới cơ hoành dính lại tạo thành dc vị hoành(mạc chằng treo vị),bên trái túi mạc nối cũng vậy 2 lá phúc mạc bọc lách(mạc vị tụy) cũng uốn lên trên dính vào cơ hoành tạo nên dc treo lách ở đây.Xem ra là ở ngay bên trái dc treo vị,phía trên thành trái của túi mạc nối.Như vậy dc treo lách sẽ treo đầu sau lách(đỉnh lách ) vào cơ hoành.

3. Thế nào là bờ trước bờ sau của lách?
- Có lẽ bờ trước là ranh giới giữa mặt hoành và mặt dạ dày,bờ này sắc (vì lách giữa khe hẹp giữa cơ hoành và dạ dày),có nhiều khía(điều nay cho thấy nó phải có liên qua đến mặt hoành,và qua cơ hoành liên quan tới các xương sườn ,chính xương sườn gây ra các khía ở bờ này).
Khi lách bị to do bệnh lý chính là bờ trước lách lách vào khe giữa đáy vị và cơ hoành ra trước và vào ổ bụng lớn và ta sờ thấy ngay dưới da bụng nhờ bờ có khía(cho thấy đấy là bờ trước của lách).
- Bờ sau có lẽ là ranh giới giữa mặt thận và mặt hoành.

Tá tràng và tụy

1. Thế nào là khối tá tụy ?
Có vẻ rất bình thường nhưng ở đây ta có 2 khái niệm:
Thứ nhất: “ tá tràng và tụy là 2 tạng có liên quan chặt chẽ về giải phẫu, sinh lý, bệnh lý nên thường được gọi chung là khối tá tụy ” . Rất rõ ràng.
Thứ hai: đọc sách bài giảng ta còn bắt gặp khối tá tràng đầu tụy gồm đoạn tá tràng cố định và đầu tụy dính liền với nhau được bọc chung trong 2 lá của mạc treo tá tụy.Cái này cũng được gọi là khối tá tụy.
Cần cẩn thận để tránh nhầm lẫn khi đọc sách.
Bạn nào biết chính xác tại sao thì giải thích giúp.

2. Nụ tụy lưng làm sao mà dính vào nụ tụy bụng được?
Có 2 mạc treo treo ống tiêu hóa vào thành bụng là mạc treo lưng chung và mạc treo vị (mạc treo bụng). Trong đó, mạc treo lưng chung là 1 màng liên tiếp từ dạ dày đến ruột cuối, nhưng tên gọi khác nhau tùy theo các đoạn của ống tiêu hóa:
- Ứng với đoạn dạ dày: mạc treo vị sau.
- Ứng với đoạn tá tràng: mạc treo tá tràng (cái này khác mạc treo tá tụy,sẽ giải thích sau).
Tụy phát triển ở 2 nơi:
- Phía sau: ở tá tràng là nụ tụy lưng sẽ phát triển thành thân tụy.
- Phía trước: nụ tụy bụng sẽ phát triển thành đầu tụy.
Nụ tụy bụng xoay quanh tá tràng ra sau để dính vào nụ tụy lưng.
Câu hỏi đặt ra là: Vậy nụ tụy bụng sẽ xoay như thế nào mà có thể dính vào nụ tụy lưng được ? Xoay 180 độ từ trước ra sau ư ?
Để ý 1 chút ta sẽ thấy :
Nụ tụy bụng nằm trong mạc treo chung với tá tràng.
Nụ tụy lưng lại nằm trong mạc treo vị sau, tức là chung với dạ dày.
Phần tá tràng thuộc ruột non nên nụ tụy bụng xoay theo ruột non 1 góc 270 độ ngược chiều kim đồng hồ của quai ruột,tương ứng ở đoạn này của tá tràng là nụ tụy bụng từ trước sẽ xoay qua phải ra sau và sang trái.
Còn nụ tụy lưng nó không đứng yên mà cũng xoay nhưng nó xoay theo dạ dày (chung mạc treo vị sau),tức là nó sẽ xoay từ sau sang trái 1 góc 90 độ.
Ban đầu nụ tụy lưng và nụ tụy bụng hợp với nhau 1 góc 180 độ, nhưng sau khi xoay 2 nụ tụy sẽ hợp lại cùng 1 chỗ và dính lại với nhau.Không những vậy , góc xoay khác nhau của đầy và tá tràng còn giải thích : tại sao quai tá tràng có hình chữ C, do phần trên xoay theo dạ dày nên quay sang phải, còn phần dưới do sự xoay của quai ruột nên bị kéo sang trái. Tiếp tục sự dính của nụ tụy lưng,bụng cùng quai tá tràng hình chữ C bên phải lại giải thích cho sự phát triển của tụy sau này : (Căn cứ theo hình vẽ trang 283 SBG)
Nụ tụy bụng nằm ở phía dưới của tá tràng (có lẽ là đoạn dưới) sẽ phát triển lên trên choáng đầy khoang hình chữ C,tạo thành đầu tụy sau này.
Nụ tụy lưng nằm ở phía trên(có lẽ là đoạn xuống của tá tràng) sẽ phát triển mạnh sang trái thành thân tụy và đuôi tụy.
Nhưng ở đây cần để ý 1 chút ta thấy ngay 1 vấn đề : nụ tụy bụng phát triển ở dưới nụ tụy lưng, nhưng ống tụy phụ (đầu tụy-nụ tụy bụng) lại đổ vào nhú tá bé ở phía trên nhú tá lớn,là chỗ đổ vào của ống tụy chính ( thân tụy-nụ tụy lưng) .Điều này hơi trái ngược,theo mình có lẽ là các ống tụy được thành lập sau này, không liên quan với chỗ mầm nụ tụy phát triển trong thời kỳ trước.
Vậy khi quai ruột quay không đúng 270 độ thì 2 nụ tụy có gặp nhau hay không? (có lẽ còn tùy thuộc vào sự quay của dạ dày)
Còn 1 vấn đề nhỏ nữa là, theo phôi thai thì đầu tụy nằm trong mạc treo tá tràng, còn thân tụy nằm trong mạc treo vị sau, 2 phần này nằm trong 2 bao riêng biệt,vậy ống tụy chính nằm trong thân tụy, ống tụy phụ nằm trong đầu tụy thuộc 2 bao riêng biệt có thông nối với nhau hay không ?
Trong sách nói là có, nhưng mình không biết tại sao,đoán là chúng phát triển sau này và xuyên qua bao để nối với nhau.

3. Vấn đề về mạc dính tá tụy ?
Trong SBG : “ Đầu tụy và thân tụy dính chặt vào thành bụng sau bởi mạc dính tá tụy ”.
Như ta đã biết , đầu tụy nằm trong mạc treo tá tràng, thân tụy nằm trong mạc treo vị sau,nên có lẽ mạc dính tá tụy được nhắc tới bao gồm cả mạc treo tá tràng và 1 phần nhỏ phía dưới mạc treo vị sau bị thành hóa dính vào phúc mạc thành bụng sau ( trừ đuôi tụy cũng ở trong mạc treo vị sau nhưng không bị thành hóa nên nó có thể di động trong mạc nối tụy lách,ở đây mạc nối tụy lách cũng là 1 bộ phận của mạc treo vị sau ).
Vậy mạc treo vị sau không những dính vào phần di động của tá tràng ( hành tá tràng) ,mà còn lan xuống cả phía dưới ( phần bị thành hóa),lan tới đâu? theo mình nghĩ là chỉ tới phần xuống tá tràng ( theo nụ tụy lưng mà thôi).

4. Chức năng nội ngoại tiết của tụy?
Như trong sách viết thì tụy có 2 chức năng nội tiết và ngoại tiết. Ngoại tiết thì tiết ra các men tiêu hóa đường, đạm, mỡ .Nội tiết thì tiết ra insulin để chuyển hóa đường trong cơ thể. Vậy thì chính xác hơn insulin được tiết ra ở đâu ? Trong SBG có nhắc tới đó là các đảo tụy (đảo Langerhans) ,đây thực chất chỉ là những đám tế bào tập trung trong tụy tạng ( như những đảo nhỏ cô lập với nhau qua các tế bào ngoại tiết của tụy xung quanh ) ,và thực hiện chức năng nội tiết vào các mạch máu của tụy. (mình ghi chép lại để sau này học lên thầy cô có nói mình sẽ làm quen nhanh hơn ).

5. SBG : “có thể tìm ống mật chủ bằng cách bóc mạc dính tá tụy ” là như thế nào ?
Ta biết ống mật chủ đi trong mạc nối nhỏ ( bộ phận của mạc treo vị trước ). Khi gan và dạ dày xoay 90 độ, quai ruột quay 270 độ thì khối tá tụy xoay sang phải và có lẽ nằm đè lên 1 bộ phận của mạc nối nhỏ, điều này giải thích tại sao khối tá tụy nằm đè lên ống mật chủ (nhưng không cùng một bao), bởi vậy muốn tìm ống mật chủ phải bóc mạc dính tá tụy. Ngoài ra điều này còn giải thích cho tại sao có 1 phần mạc nối nhỏ bám vào tá tràng (phần di động) không dính đúng vào giữa bờ trên mà hơi lấn ra mặt sau ( Bài phúc mạc ).

6. Mạch máu và thần kinh của tá tràng và tụy ?
Ta biết động mạch cung cấp máu cho tụy từ 2 nguồn là : từ đm thân tạng và đm mạc treo tràng trên.
Để ý 1 chút thần kinh điều khiển tá tràng và tụy thuộc hệ tự chủ ( có ai tự điều khiển được 2 cái này không ? ) , mà hễ là hệ tự chủ thì tk thường đi theo mạch máu để vào tạng (theo để vận mạch luôn ) , mà tá tràng và tụy nhận máu từ 2 nguồn là đm thân tạng và đm mạc treo tràng trên, nên tk tự chủ chi phối cho chúng nó tách từ đám rối tạng và đám rối mạc treo tràng trên nằm gần gốc 2 đm đó luôn.
Đám rối tạng và đám rối mạc treo tràng trên được tạo thành từ 2 phần là phần giao cảm và đối giao cảm. Phần giao cảm đến từ đâu? Từ các thần kinh tạng (tạng lớn , tạng bé , tạng bé nhất – theo hình vẽ trong atlas là vậy nhưng không biết còn nhận tk giao cảm nào nữa không ), tức là từ đoạn tủy T5 còn xuống dưới tới đoạn tủy bao nhiêu thì mình không rõ ( cả ruột là từ đoạn tủy T5 tới L2 - ứng với khúc dưới của cột nhân trung gian bên ). Còn phần đối giao cảm ? Đến từ tk lang thang. Chắc hẳn bạn còn nhớ tk lang thang trái ở mặt trước dạ dày cho nhánh gan đi trong phần dày của mạc nối nhỏ đến TM cửa thì cho nhánh môn vị xuống điều hòa phần môn vị và một phần tá tràng (chỗ này ta nhận thấy tk tự chủ của tá tràng và tụy ngoài đến từ 2 đám rối tạng và mạc treo tràng trên còn đến từ tk lang thang trái nhưng đi theo 1 hướng khác không đi qua đám rối là nhánh gan) , còn tk lang thang phải ở mặt sau dạ dày cho nhánh tạng vào đám rối tạng ( từ đám rối tạng có đối giao cảm tk 10 cho các nhánh tới các đám rối khác ??? ). Bởi vậy, bạn sẽ thấy là phần đối giao cảm tk lang thang sẽ đi theo mạch lách và mạch mạc treo tràng trên đến các tạng tương ứng mà chúng cấp máu, trong đó phần đối giao cảm tk 10 đi theo mạch mạc treo tràng trên có lẽ chỉ đến hết kết tràng ngang ( trong atlas có vẽ phần đối giao cảm của tk 10 chỉ thấy đến đây ). Vậy còn phần ruột tiếp theo ở dưới thì sao ? Có lẽ phần đó chi phối bởi cột nhân tự chủ từ S2 tới S4.


GAN

1 . Một số ghi chép :
- Tại sao gọi là hệ cửa ?
Hệ cửa còn gọi là hệ gánh . Chẳng hạn như hệ TM cửa ở gan ( TM gánh ) như 1 cái đòn gánh giữa 2 đầu : 1 đầu gánh mao mạch tiểu tràng , 1 đầu gánh mao mạch trong gan , máu dẫn trong hệ là máu TM ( máu về tim , hơi ít Oxi giàu Cacbonic vì chỉ có một lượng nhỏ máu làm nhiệm vụ nuôi dưỡng hệ tiêu hóa còn phần lớn là làm chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng nên máu hơi “ đen ” ) , vì vậy nên mới gọi là hệ TM cửa . Ngoài ra bạn còn có thể gặp hệ cửa ở thận , tiểu ĐM ra nằm giữa 2 đầu : 1 đầu gánh lưới mao mạch tiểu cầu thận , 1 đầu gánh lưới mao mạch làm nhiệm vụ nuôi dưỡng bao quanh ống lượn và quai Henle , nhưng cần chú ý là máu dẫn trong hệ cửa ở đây là máu ĐM ( hệ ĐM cửa chăng ??? ) .
- Gan được nuôi dưỡng không bởi chỉ hệ cửa mà còn từ hệ chủ , trong đó phần lớn lượng máu nuôi gan đến từ hệ TM cửa . Ở đây dù là máu TM nhưng do máu trong hệ TM cửa vẫn rất giàu hàm lượng Oxi , và lượng máu trong hệ cửa đến gan lớn gấp nhiều lần lượng máu đến gan từ hệ chủ nên mới nói gan được nuôi dưỡng chính bởi hệ TM cửa.
- Thầy : “ ống mật chủ và ĐM gan riêng nằm trên giường TM cửa , ĐM gan riêng vòng tay ôm lấy ống mật chủ ” ( nhánh phải ĐM gan riêng đi sau ống mật chủ → OMC là thành phần nông nhất trong các thành phần vào cửa gan) .
- Tạng dưới thanh mạc : túi mật , ruột thừa → dễ bóc tách khi bị viêm. Ngòai vùng trần của gan không được che phủ bởi phúc mạc còn có ở hố túi mật nơi túi mật dính sát vào gan.
- Dây chằng liềm còn gọi là dây chằng treo gan .
- Trung tâm mỗi tiểu thùy gan có 1 TM ( TM trung tâm ) nối với nhánh của TM cửa trong khoang gian tiểu thùy và đổ về các TM gan .
Có 3 hay 4 tiểu thùy quây lấy 1 khoang gian tiểu thùy, trong khoang này có: các nhánh của ĐM gan ( tiểu ĐM gan ) , TM cửa ( tiểu TM cửa ) , ống dẫn mật ( ống mật tận cùng ) và mạch bạch huyết .

2 . Khi gan vỡ chảy máu nhiều do đâu ?
Vì gan chứa nhiều máu ( Dự trữ máu là 1 chức năng quan trọng của gan ) . Nó giống như là một trạm dừng , máu chờ ở đây để được hút lên TN phải. Máu đến từ 2 nguồn cung là : TM cửa và ĐM gan riêng.
Cụ thể là gan chứa khoảng 650 ml máu. Đây là số liệu trung bình vì lượng máu trong gan thay đổi từng thời kỳ. Khi áp suất TN phải tăng cao ( kỳ tâm trương ) , ảnh hưởng ngược lại gan , máu từ gan không về TN phải được và được giữ lại ở gan , lúc đó gan có thể phình ra và chứa khoảng 1 lít máu trong hệ thống TM và mao mạch kiểu xoang

3 . Nếu đối chiếu lên thành ngực thì gan lên tận khoảng gian sườn 4 trên đường vú phải (SBG) .
Đây là điểm cao nhất của gan . Điểm này nằm ở thùy phải gan , để ý một chút thấy điểm này ứng với điểm cao nhất của vòm hoành phải . Mà như đã biết vòm hoành phải : phía trước ứng với khoảng gian sườn 4 , phía sau ứng với khoảng gian sườn 9 . Vây điểm cao nhất của gan tương ứng là : phía trước ứng với khoảng gian sườn 4 , phía sau ứng với khoang gian sườn 9 .
Để ý một chút ta thấy thùy trái của gan lách giữa đáy vị và vòm hoành trái , nên điềm cao nhất của thùy trái gan có lẽ nằm tương ứng với điểm cao nhất của vòm hoành trái : phía trước ứng với khoảng gian sườn 5 , phía sau ứng với khoảng gian sườn 10 .

4 . “ Ngay trước khi đến tim, máu từ TM rốn đã bị pha loãng bởi máu từ gan ( TM cửa ) và TM chủ dưới . Để giảm thiểu tình trạng này, TM rốn cần một cầu nối tắt thứ nhất là ống TM ” ( SBG T2, tr 429). Tại sao lại giảm thiểu được tình trạng pha loãng khi có ống TM ?
Rõ ràng dù có hay không có ống TM máu từ TM rốn cuối cùng cũng đổ về TM chủ dưới ( không có : máu đi gián tiếp qua TM gan ). Vậy tại sao khi có ống TM thì máu lại ít bị pha loãng .
Theo tôi điều này được trả lời bởi yếu tố áp suất ( p).
Giả sử nếu không có ống TM , khi đó máu từ TM rốn đổ vào ngành trái của ĐM gan riêng và đi vào gan ( nhớ là gan chưa hoạt động ) bị phân thành các ĐM nhỏ trong gan , thực hiện chức năng nuôi gan ( cùng máu từ TM cửa ), tập hợp vào các TM nhỏ đến các TM gan rồi đổ vào TM chủ dưới. Điều này sẽ làm cho áp suất dòng máu từ TM rốn bị giảm đi trong gan, khi TM gan đổ vào TM chủ dưới, do chênh lệch p không nhiều nên máu sẽ bị pha trộn nhiều với máu TM chủ dưới rồi bị hút vào tâm nhĩ phải ( bị động, nếu như vậy thì thậm chí không tạo được dòng chảy mạnh để mở lỗ bầu dục nữa ) .
Nếu có ống TM, do gan chưa hoạt động ( giống phổi ), máu từ TM rốn phần lớn sẽ đổ vào ống ĐM so với vào ngành trái của ĐM gan riêng, điều này làm cho áp suất dòng máu trong ống rất lớn so với áp suất dòng máu từ TM chủ dưới , nên lượng máu bị pha trộn ít, đồng thời dòng máu từ TM chủ dưới về tim lúc này mới mạnh và mới mở được lỗ bầu dục .

5 . Thế nào là dây chằng gan vị , dây chằng gan tá tràng ?
Trong SBG có câu : “ dc vành hẹp ra sau để nối với dc vị-gan (mạc nối nhỏ) ”.
Ta biết mạc nối nhỏ có 4 bờ. Trong đó bờ gan dính vào gan theo 1 góc vuông gồm đoạn ngang và đoạn thẳng.
Đoạn ngang: dính vào rãnh ngang ( cửa gan ) và cho ra dc gan tá tràng. Dc gan tá tràng chứa cuống gan.
Đoạn dọc : dính vào rãnh dc TM và cho ra dc gan vị.
Điều thú vị ở đây là ở sau đoạn dọc , 2 lá của mạc nối sẽ liên tiếp với lá dưới của dc vành. Vậy phải chăng là dc vành cũng thuộc mạc nối nhỏ , và phải chăng đây chính là bờ hoành của mạc nối nhỏ ( hợp lý quá rồi còn gì, dc vành cũng dính vào cơ hoành mà ) ?
Hehe rất tiếc là không phải vậy , ta có thể lật hình 287 Atlas Netter ra và thấy ngay câu trả lời. Bờ hoành rất ngắn cũng liên tiếp với bờ gan và bờ này nằm dưới lá dưới của dc vành 1 chút, bờ này chạy từ gan tới thực quản . Từ thực quản, mạc nối nhỏ lan xuống theo bờ cong vị nhỏ và phần di động của tá tràng , được gọi là bờ vị của mạc nối nhỏ. Cuối cùng là bờ tự do căng từ đoạn di động của tá tràng tới rốn gan làm thành 1 vòng nối hoàn chỉnh.

6 . Giữa 2 lá của bờ tự do dc liềm có gì ?
Dễ dàng : dc tròn ,nhưng có lẽ còn có TM dc tròn nữa ( trong Atlas là TM cạnh rốn.


RUỘT NON

1 . Tại sao hỗng tràng nằm phía trên trái ổ bụng , các quai hồi tràng nằm ở phía dưới phải ổ bụng ? Tại sao kết tràng ngang nằm đè lên phía trước các quai ruột non ? Tại sao ở bên trái thì các quai ruột đè lên kết tràng ? Nói chung là tại sao có sự sắp xếp các thành phần trong ổ bụng như vậy ?
Tất cả đều được giải thích qua sự quay và phát triển của quai ruột. Ban đầu quai ruột gồm 1 nghành trên ( hỗng tràng ) , 1 ngành dưới . Nhìn từ trước ra sau , sau khi quay 270° , ngành trên sang phải xuống dưới rồi sang trái , ngành dưới sang trái lên trên rối sang phải. Cùng với sự quay của quai ruột là sự cuốn thành khúc của nó: ngành trên tạo thành hỗng tràng ; ngành dưới tạo thành hồi tràng, manh tràng, kết tràng lên và kết tràng ngang.
- Bởi vì ngành trên lúc này ở phía bên trái và bị giữ bởi quai tá tràng ở trên nên hỗng tràng mới phát triển ở phía trên trái; đồng thời với nó là quai tá tràng do sự quay của dạ dày trước đó nên môn vị bị kéo sang phải, nay do sự quay của quai ruột mà góc tá hỗng tràng bị kéo sang trái, tạo thành dạng hình chữ C của tá tràng.
- Bởi vì ngành dưới lúc này ở phía bên phải , cùng với sự thành hóa của mạc treo kết tràng lên vào thành bụng phải nên hồi tràng và manh tràng phát triển ở phía dưới bên trái ( hố chậu phải ).
- Do sự quay của quai ruột như thế nên đã tạo nên sự chồng chéo , tức là quai kết tràng ngang lật lên trên trước các quai ruột non, cùng với sự phát triển kéo góc kết tràng trái lên trên và thành hóa mạc treo kết tràng xuống vào thành bụng phải nên mới tạo thành hình dạng vắt ngang trước ổ bụng của kết tràng ngang.
- Có lẽ sau sự quay của quai ruột thì mới kéo theo sự lật sang bên của ruột cuối, mà nó lật từ sau sang trái nên tất nhiên sẽ đẩy các quai hỗng tràng dồn lên và che phía trước kết tràng xuống . ( Ruột cuối sau này phát triển thành kết tràng xuống, kết tràng xích ma, trực tràng và ống hậu môn ).

2 . Giới hạn nào cho hỗng tràng , hồi tràng ?
Trong sách có nói đến một số chỗ khác biệt như sau :
Đường kính hỗng tràng lớn hơn hồi tràng.
Thành của hỗng tràng dầy hơn, nhiều mạch máu hơn và có nhiều nếp vòng cao hơn ở hồi tràng.
Mô bạch huyết ở hỗng tràng tạo thành các nang đơn độc, còn ở hồi tràng tạo thành mảng bạch huyết.
Các quai hỗng tràng nằm ngang phía trên trái ổ bụng, còn các quai hồi tràng nằm dọc bên phải và phía dưới.
1%-3% có túi thừa hồi tràng.
Vậy câu hỏi đặt ra là dùng cái nào chính xác nhất để phân biệt hỗng tràng và hồi tràng ?
Theo mình , có lẽ là dùng túi thừa Meckel là chính xác nhất. Vì trong thời kỳ phôi thai ngành trên và ngành dưới của quai ruột phân biệt nhau ở ống noãn hoàng , nhưng có 1-2% ống noãn hoàng để lại di tích tạo thành túi thừa hồi tràng Meckel. Tỉ lệ như vậy thật quá ít ỏi, chưa nói tới khi có thì không biết có thể tìm được nó không nữa.
Nhưng chúng ta còn có 1 yếu tố khác để phân biệt ngành trên ngành dưới quai ruột nữa , còn nhớ ĐM mạc treo tràng trên tạo thành cái trục của quai ruột không. Như vậy nếu ta tìm được đầu tận cùng của ĐM mạc treo tràng trên thì sẽ phân biệt được hỗng tràng và hồi tràng. Nhưng yếu tố ĐM mạc treo tràng trên thật sự là quá phiêu , vì thật sự là dựa vào mạch máu thì không biết đâu mà lần “phôi giống như 1 đám bọt biển với 1 mạng lưới rất nhiều TM phức tạp. Các ĐM thì luôn 'đâm chồi' , cái mới thay thế cái cũ, trong khi các TM tạo nên do sự thoái hóa hầu hết mạng lưới TM trong phôi.”

3 . Mạch bạch huyết, nang bạch huyết, mô bạch huyết còn có nhiều ở niêm mạc làm nhiệm vụ gì ?
Để tiêu diệt những nhân tố lạ xâm nhập qua ruột ??? Có khả năng, vậy mỗi lần như vậy thì ruột chúng ta sưng lên như là bị đau Amidan thì có thần mà chịu nỗi và mỗi lần như vậy thì chúng ta lại tìm cách cắt “Amidan” thì ruột nào mà chịu nỗi. ( Đùa thôi, chứ thực sự không biết là ý này đúng hay sai nữa )
Từ suy nghĩ vu vơ ở trên mình đã tìm hiểu và biết được ở ruột mạch bạch huyết có một nhiệm vụ quan trọng khác là hấp thu lipid và hấp thu các protein lớn. Lipid không được hấp thu ở ruột qua đường mạch máu rồi đến gan , mà có riêng một đường vận chuyển cho nó đó là qua các mạch bạch huyết, rồi cũng đổ vô hệ thống mạch máu theo ống ngực và ống bạch huyết. Các protein lớn không qua các mạng mao mạch nhở được, nên cũng được hấp thu qua hệ thống bạch huyết.
Nhưng tại sao mô bạch huyết ở hỗng tràng tạo thành nang đơn độc, còn ở hồi tràng tạo thành mảng bạch huyết ?
Có lẽ ở hỗng tràng ruột non hấp thu nhiều những chất dễ hấp thu trước ( vẫn có sự hấp thu lipid, protein lớn do có sự hiện diện của nang đơn độc ) , còn những phần xương xẩu khó tiêu như lipid, protein lớn thì được hấp thu nhiều ở hồi tràng do có sự hiện diện nhiều mảng bạch huyết.

4 . Tại sao đường kính hỗng tràng lớn hơn hồi tràng ? Tại sao thành của hỗng tràng dày hơn , nhiều mạch máu hơn và có những nếp vòng cao hơn ở hồi tràng ?
Tất cả những điều ở trên được giải thích bởi sự hấp thu dinh dưỡng ở ruột non.
Phần lớn chất dinh dưỡng được hấp thu ở hỗng tràng kéo theo số nếp vòng cao hơn để diện tích hấp thu được nhiều hơn và kéo theo tất yếu là phải có nhiều mạch máu hơn để chuyên chở chất dinh dưỡng đến gan, qua gan đến tim và vào vòng tuần hoàn.
*** Nhân tiện : các nếp vòng ở ruột là do cái gì tạo nên ?
Cơ vòng ư ? cơ vòng và cơ dọc có nhiệm vụ là nhào trộn thức ăn và tạo nhu động đẩy thức ăn đi. Còn nếp vòng tạo ra bởi những sợi cơ trơn trong lớp niêm mạc của ruột.

5 . Tại sao không nên bắt đầu đường khâu hay kết thúc đường khâu ở bờ mạc treo ?
Vì vị trí này không có lá phúc mạc dính vào nên khó cố định nơi bắt đầu hay nơi kết thúc đường khâu. Không biết đường khâu là đường dọc theo hay cắt ngang , nhưng nếu là đường dọc theo, thì có lẽ nên lợi dụng bờ mạc treo này để tránh gây tổn thương nhiều cho phúc mạc, tất nhiên trừ 2 đầu, vì lỡ mà viêm phúc mạc thì to chuyện.

6 . Tại sao ĐM mạc treo tràng trên có dạng đường đi như vậy ?
Đơn giản là cũng do sự xoay và phát triển của quai ruột. Ở đây đường đi của ĐM mạc treo tràng trên được giải thích theo sự quay của quai ruột. Không phải ngẫu nhiên mà ĐM mạc treo tràng trên có 1 đoạn đi sau khối tá tụy, 1 đoạn trên và trước tá tràng , cũng không phải ngẫu nhiên mà đường đi của nó có dạng chéo xuống dưới hướng đến hố chậu phải như vậy. Thử nghĩ xem ở thời khì phôi thai ĐM mạc treo tràng trên như 1 cái trục của quai ruột , khi ngành trên quay quanh trục theo ngược chiều kim đồng hồ 1 góc 270º thì ngành trên phải xoay quanh trục từ trên sang trái rồi xuống dưới sang phải nhưng “cái gốc” của ngành trên lại bị giữ bởi tá tràng ở trên nên nói là quay nhưng thực sự đó là xoắn quanh trục , chính điều này là cho ĐM mạc treo tràng trên có một đoạn đi sau khối tá tụy và 1 đoạn đi trên và trước tá tràng ( Tưởng tượng xem ). Bên cạnh đó sự cuốn thành khúc của quai ruột cùng với sự phát triển mạnh của hỗng tràng, sự dính của mạc treo kết tràng lên vào thành bụng phải đẩy khối hồi manh tràng về hố chậu phải kéo theo đường đi của ĐM mạc treo tràng trên mới bị lệch về phía hố chậu phải như vậy.
*** Dự đoán ( sai ráng chịu
Luôn có 1 dự cảm có cái gì đó liên quan đến mạch máu. Như thế này:
Ta biết trong thời kỳ phôi thai ống noãn hoàng được coi như là chỗ giới hạn của ngành trên và ngành dưới quai ruột . Ở trẻ sơ sinh ống noãn hoàn bị thắt kéo theo sự hình thành túi thừa Meckel, và túi thừa Meckel được coi như là chỗ giới hạn để phân biệt hỗng tràng và hồi tràng. Nhưng bạn có để ý là ngành trên và ngành dưới quai ruột ngoài chỗ giới hạn là ống noãn hoàng thì còn có ngành cùng của ĐM mạc treo tràng trên. Như vậy ta cũng có thể sử dụng ngành cùng của ĐM mạc treo tràng trên để phân biệt hỗng tràng và hồi tràng. Nhưng cần nhớ hơn bất kỳ hệ thống nào trong cơ thể, hệ mạch máu có rất nhiều dị dạng “Phôi giống như một đám bọt biển với 1 mạng lưới rất nhiều TM phức tạp. Các ĐM thì luôn “đâm chồi” , cái mới thay thế cái cũ, trong khi các TM được tạo nên do sự thoái hóa hầu hết mạng lưới TM trong phôi”.
Ta biết rằng tá tràng có 1 đoạn nằm trong mạc treo vị sau , 1 đoạn nằm trong mạc treo tá tràng , làm sao để phân biệt được phần tá tràng nằm trong mạc treo vị sau , phần tá tràng nào nằm trong mạc treo tá tràng khi cả mạc treo vị sau hay mạc treo tá tràng đều thuộc mạc treo lưng chung. Ta không thể chỉ chung chung cái này là mạc treo vị sau , còn cái dưới là mạc treo tá tràng, không có một giới hạn một cái mốc nào cả. Theo mình đoán, khi người ta không thể đi từ mạc treo lưng chung thì người ta sẽ đi từ chính tá tràng , cụ thể là đi từ ĐM cấp máu cho từng đoạn tá tràng đi ngược lại để phân chia mạc treo lưng chung ở khúc vị-tá tràng ( không thể dùng nụ tụy lưng và bụng , bởi giữa 2 nụ tụy có 1 khoảng cách, nếu dùng nụ tụy thì khoảng cách đó thuộc về mạc treo nào ?). Theo đó, phần tá tràng được cấp máu chính bởi ĐM tá tụy trên (ĐM thân tạng) có phần mạc treo tương ứng với nó là mạc treo vị sau lan xuống tới đây, phần tá tràng được cấp máu chính bởi ĐM tá tụy dưới ( ĐM mạc treo tràng trên) có phần mạc treo tương ứng với nó là mạc treo tá tràng.
Ngành dưới của quai ruột/ Ruột cuối sau này phân biệt như thế nào, bằng cách nào?

7 . Tại sao ĐM thẳng của hỗng tràng dài gấp đôi hồi tràng ? Tại sao các quai ruột đầu chỉ có 1 cung ĐM , ĐM thẳng dài và to ; các quai giữa có 1-5 cung mạch ; các quai cuối ít cung , ĐM thẳng ngắn và nhỏ ?
Mình nghĩ rằng , tất cả những điều này quyết định bởi sự cung cấp máu chiều rộng của mạc treo và quá trình phát triển của quai ruột.
Chiều rộng của mạc treo ngắn ở 2 đầu và rộng hơn ở giữa dẫn tới các quai ruôt đầu và cuối chỉ có 1 cung mạch hoặc ít cung, còn các quai ruột giữa có nhiều cung mạch hơn tùy theo chiều rộng của mạc treo ruột.
Nhưng còn 1 yếu tố quan trọng khác là sự cung cấp máu. Ở hỗng tràng, chất dinh dưỡng hấp thu ở đây nhiều hơn đòi hỏi 1 lượng máu lớn hơn là ở hồi tràng , chính điều này làm cho dù các quai ruột đầu hay cuối đều ít cung mạch nhưng ở những quai đầu ĐM thẳng to còn ở những quai cuối ĐM thẳng nhỏ, ở những quai giữa 1-5 cung mạch cũng đảm bảo cho sự cung cấp máu phong phú.
ĐM mạc treo tràng trên như là 1 cái trục của quai ruột , ngành tận cùng của quai ruột đến gần chỗ nối hỗng tràng và hồi tràng, có lẽ chính điều này làm cho ĐM thẳng ở những quai ruột đầu mới dài , còn ĐM thẳng ở những quai ruột cuối thì ngắn.

RUỘT GIÀ

1 . Tại sao kết tràng phình to có thể gây táo bón lâu ngày ?
Kết tràng( kt ) phình to làm cho diện tích hấp thu nước nhiều hơn, phân được lưu giữ ở đây lâu hơn, thành phần phân ít nước hơn, kết quả là táo bón. Còn kt dài/ ngắn thì sao?
Dài : tương tự phình to.
Ngắn : ít hấp thu nước, kết quả là tiêu chảy.
“Thành phần phân đẩy qua từ hồi tràng còn chứa khoảng 90% nước”. Lượng nước lớn như thế này ở đâu ra ? Có sẵn trong thức ăn sao ?
Không phải như vậy, phần lớn lượng nước này là do ruột non tiết ra. Khi ruột non chứa dưỡng trấp, do chênh lệch nồng độ, nước bị thẩm thấu từ máu vào lòng ruột non. Nước còn có nhiệm vụ giúp trộn đều dưỡng trấp với dịch vị và bôi trơn. Sau đó nước được tái hấp thụ ở ruột già ( chủ yếu là ở manh tràng và kết tràng lên ).

2 . Ống tiêu hóa có các sợi cơ vòng và các sợi cơ dọc, nhưng ở manh tràng và kết tràng các sợi cơ dọc tập trung lại thành dải cơ để làm gì ?
Ta biết cơ vòng làm nhiệm vụ nhào trộn tại chỗ , còn cơ dọc thì đẩy đi. Còn nhớ ruột già có những cử động khối nhanh và mạnh. Cử động khối như vậy là do đâu. Như câu chuyện bó đũa và từng chiếc đũa, khi những sợi cơ dọc tập trung lại thành 3 dải cơ thì sẽ làm cho ruột già trở nên mạnh mẽ hơn, đẩy mạnh hơn đẫn tới cử động khối nhanh và mạnh. Cấu trúc luôn phù hợp với chức năng mà.

3 . Tại sao khi manh tràng hoạt động khối nhanh và mạnh phân không bị trào ngược qua lỗ hồi manh tràng ?
Bởi vì ở đây có van hồi

Chữ ký của Ghostnurse

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

Giải phẫu học (sưu tầm)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn hoặc viết (Sưu Tầm).
* Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự.
* Tránh spam nhảm những chủ đề không liên quan.
* Bấm nút A/a bên góc phải nếu gặp vấn đề khi chèn hình vui.
* Nếu thấy bài viết hay, hãy bấm nút để khích lệ người viết.
Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Gia Đình Điều Dưỡng :: THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH :: Y HỌC CƠ SỞ- GENERAL MEDICINE :: GIẢI PHẪU - ANATOMY-