Gia Đình Điều Dưỡng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Gia Đình Điều Dưỡng

Forum Of Nursing
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Ghostnurse (832)
thuhien (279)
Sirtranxuanbachvp (159)
HUYEN TRAN (118)
lienle (118)
Kernel (36)
ngọc oanh (25)
scorpio (22)
hoathuytinh_thukimhuyen89 (17)
anhson (13)
-->
Các bài gửi mới nhấtNgười gửi cuối
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
Ghostnurse
HUYEN TRAN nhắn vớiChúc mừng sinh nhật muộn Gn.
gửi vào lúc Tue Jan 21, 2014 12:37 am ...
:Chuc mung sinh nhat muon Gn. Hic hic. khong nho hom qua la sinh nhat ban.[You must be registered and logged in to see this image.]. Mot tuoi moi nhieu thanh cong va luc nao cung tu do ban nhe![You must be registered and logged in to see this image.] [You must be registered and logged in to see this image.] 
Ghostnurse nhắn vớiChúc mừng 8.3.2014
gửi vào lúc Sat Mar 08, 2014 11:21 pm ...
:Chúc mọi thành viên nữ của forum cùng gia đình luôn mạnh khỏe, dồi dào hạnh phúc và thành công !
Thân GN
Ghostnurse nhắn vớiChúc mừng sinh nhật Huyền !
gửi vào lúc Sat Jun 01, 2013 11:31 pm ...
:Ngày mai là ngày sn của bạn Huyentran ! Gia Đình Điều Dưỡng Chúc bạn sn vui vẻ nhé !
Ghostnurse nhắn vớiChúc mừng sinh nhật Thắm !
gửi vào lúc Wed Jul 03, 2013 10:43 pm ...
:Chúc mừng sinh nhật Thắm ! Chúc bạn sinh nhật vui vẻ !
Ghostnurse nhắn với Điều Dưỡng thân !!!
gửi vào lúc Sat Feb 09, 2013 5:49 pm ...
:Một năm mới sắp sang ! Chúc cả nhà luôn mạnh khỏe, may mắn và nhiều thành công !
thuhien nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Fri Jan 25, 2013 11:31 am ...
:Cuối tuần có bạn nào đi đám cưới bạn Quyền giơ tay nào?
hoathuytinh_thukimhuyen89 nhắn với»Gia Dinh Dieu Duong
gửi vào lúc Wed Jan 02, 2013 7:55 pm ...
:chuc mung nam moi toi tat ca moi nguoi nhe, du ngay dau tien voi h that buon nhung h tin roi moi chuyen se that vui tro lai. My Family!!!
Ghostnurse nhắn vớiGia Đình Điều Dưỡng
gửi vào lúc Mon Dec 31, 2012 11:04 pm ...
:Năm mới 2013 đang tới gần ! Chúc cả nhà mạnh khỏe, thành công và hạnh phúc hơn nhiều trong năm mới ! Và sẽ tiếp tục ủng hộ sân chơi 4rum chúng ta !
Ghostnurse nhắn với Nurse !
gửi vào lúc Mon Dec 24, 2012 10:55 pm ...
:Giáng sinh vui vẻ ấm aps an lành nhé, cả nhà !
Ghostnurse nhắn vớiNgày đặc biệt !
gửi vào lúc Wed Dec 12, 2012 9:36 pm ...
:Ngày 12 tháng 12 năm 2012 ! Chúc cả nhà luôn vui vẻ, sức khỏe dồi dào và thành công !
Ghostnurse nhắn với>>>20-10<<<
gửi vào lúc Sat Oct 20, 2012 12:57 pm ...
:Chúc mừng ngày của các chị em ! Chúc một nửa của thế giới luôn xinh đẹp và hạnh phúc !
thuhien nhắn vớiChị em phụ nữ!
gửi vào lúc Sat Oct 20, 2012 11:48 am ...
:Gửi tới tất cả chị em của diễn đàn cũng như những người phụ nữ trong gia đình mỗi thành viên lời chúc mừng lễ kỉ niệm tôn vinh phụ nữ Việt! Chúc cho một nửa thế giới không phải hi sinh nhiều thêm nữa, luôn được sống trong yêu thương và sự che chở!
Ghostnurse nhắn với>>>minhly<<<<<<
gửi vào lúc Sat Sep 22, 2012 7:24 am ...
:Chúc mừng sinh nhật bạn Lý ! Chúc bạn luôn vui vẻ, thành công, hạnh phúc !
Ghostnurse nhắn với>>>>>>>>>>hoathuytinh_thukimhuyen89
gửi vào lúc Tue Sep 18, 2012 8:34 am ...
:Chúc mừng sinh nhật Huyền ! Chúc sinh nhật vui vẻ !
hoathuytinh_thukimhuyen89 nhắn với»Hoai TyTy
gửi vào lúc Tue Sep 11, 2012 10:38 pm ...
:Lau lam' roi, khong vao mang nen ko nam bat dc tinh hinh GN. sr nhe'. Minh chuc Hoai TyTy sn zui ze va sang tuoi moi se gat hai nhieu thanh cong moi. H oi! thong cam vi loi chuc muon mang cua t nhe'. Yeu M!
Ghostnurse nhắn vớiGia Đình Điều Dưỡng
gửi vào lúc Sun Sep 02, 2012 10:47 pm ...
:CHÚC MỪNG SINH NHẬT 2 TUỔI CỦA NHÀ MÌNH NÀO !
Ghostnurse nhắn với>>>>>>>>>hoài
gửi vào lúc Mon Sep 10, 2012 7:24 am ...
:Chúc bạn Hoài sinh nhật vui vẻ ! Nhiều niềm vui mới và thành công mới trong tuổi mới nhé !
hoathuytinh_thukimhuyen89 nhắn vớikenfornothing
gửi vào lúc Thu Aug 16, 2012 9:59 pm ...
:Chuc' mung sn ban! Chuc ban co that nhieu bat ngo va niem vui trong tuoi moi, Dat duoc that nhieu thanh cong nhe'
Ghostnurse nhắn với.>>>>>>Mai huong duyen
gửi vào lúc Sun Sep 02, 2012 10:44 pm ...
:Chúc bạn Duyên Sinh nhật vui vẻ và thêm nhiều thành công nhé !
Ghostnurse nhắn với>>>>>>>>>>>>Miss Quyên>>>>>>>>>>>>>>
gửi vào lúc Fri Aug 10, 2012 2:00 pm ...
:Chúc mừng sinh nhật Quyên ! CHúc bạn sn vui vẻ, đạt nhiều thành công trong cuộc sống !
Ghostnurse nhắn với...............hoainam_thn..................
gửi vào lúc Tue Aug 07, 2012 3:30 pm ...
:Chúc mừng sinh nhật Nam ! Sinh nhật vui vẻ, nhiều thành công mới trong tuổi mới !
hoathuytinh_thukimhuyen89 nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Mon Jul 16, 2012 9:06 pm ...
:Lau roi vao day chag thay ai lop minh!Cacs ban cua toi co ve ban ron qua ah
Ghostnurse nhắn với.....susu......
gửi vào lúc Fri Jul 06, 2012 8:00 am ...
:Chúc mừng sinh nhật susu nào cả nhà minh ! Chúc Susu sn vui vẻ !
Ghostnurse nhắn với thienquyen.bui
gửi vào lúc Fri Jul 20, 2012 3:59 pm ...
:Chúc mừng sinh nhật bác Quyền nhé ! Sn vui vẻ !
Ghostnurse nhắn với sirtranxuanbachvp
gửi vào lúc Mon Jul 23, 2012 7:45 am ...
:Chúc mừng sinh nhật Mr Bách nhé ! Sn vui vẻ, nhiều thành công mới !
hoathuytinh_thukimhuyen89 nhắn vớithienquyen.bui
gửi vào lúc Fri Jul 20, 2012 10:17 pm ...
:chuc mung sinh nhat Quyen` nhe'. Chuc' ban sang tuoi moi se dat duoc nhieu uoc mo.
Ghostnurse nhắn với..... Cả nhà mình !
gửi vào lúc Wed Jun 27, 2012 8:54 pm ...
:Xin thông báo trang Face của nhà mình là giadinhdieuduong, mọi người cùng chung tay phát triển 4rum nhé !
HUYEN TRAN nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Sat Jun 23, 2012 12:18 am ...
:Chúc cả nhà ngủ ngon.Chúc mỗi ngày mới với cả nhà đều là những ngày tuyệt vời nhất.
thuhien nhắn vớiCả nhà mình
gửi vào lúc Sun Jun 10, 2012 8:44 am ...
:Chưa có thông tin up date về vụ hôm qua à cả nhà???
Hóng xem ảnh đám cưới Mod Lê Liên quá!!!
hoathuytinh_thukimhuyen89 nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Wed Jun 20, 2012 8:44 pm ...
:lau lam roi chang thay gj moi. cuoc song von kho khan va nhieu thach thuc. Co gang len nao!!! [You must be registered and logged in to see this image.]

Lịch sử hình thành Hội điều dưỡng Việt NamXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Mon Sep 27, 2010 10:59 am
Chào mừng bạn tới với Gia đình Điều Dưỡng
Lịch sử hình thành Hội điều dưỡng Việt Nam Bgavat18
Lịch sử hình thành Hội điều dưỡng Việt Nam Bgavat10Lịch sử hình thành Hội điều dưỡng Việt Nam Bgavat12Lịch sử hình thành Hội điều dưỡng Việt Nam Bgavat13
Lịch sử hình thành Hội điều dưỡng Việt Nam Bgavat15GhostnurseLịch sử hình thành Hội điều dưỡng Việt Nam Bgavat17
Lịch sử hình thành Hội điều dưỡng Việt Nam Bgavat19Lịch sử hình thành Hội điều dưỡng Việt Nam Bgavat21Lịch sử hình thành Hội điều dưỡng Việt Nam Bgavat22
-Ghostnurse
Tước hiệuADMINISTRATOR

ADMINISTRATOR
Hiện Đang:
Thông số cơ bản: 832 Tên (Tiêu đề) thanh lv đầu tiên:832
Tên (Tiêu đề) thanh lv thứ 2:832/50
Tên (Tiêu đề) thanh lv thứ 3:36/50
Tổng số bài gửi : 832
Join date : 02/09/2010
Age : 36
Đến từ : Hải Phòng
Châm ngôn sống : Chào mừng bạn tới với Gia đình Điều Dưỡng
Profile Ghostnurse
Tổng số bài gửi : 832
Join date : 02/09/2010
Age : 36
Đến từ : Hải Phòng
Châm ngôn sống : Chào mừng bạn tới với Gia đình Điều Dưỡng

Lịch sử hình thành Hội điều dưỡng Việt Nam Vide10

Bài gửiTiêu đề: Lịch sử hình thành Hội điều dưỡng Việt Nam
https://dieuduong06.forumburundi.com

Tiêu đề: Lịch sử hình thành Hội điều dưỡng Việt Nam

Phần I: Vài nét về các giai đoạn phát triển của ngành Y tá - Điều dưỡng Việt Nam - ThS.Phạm Đức Mục.


Trong lịch sử dân tộc ta, Y tế là một trong những ngành có bề dầy lịch sử lâu dài nhất.Y tế gắn liền với nền văn hiến dân tộc và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Trong quá trình phát triển của Y học nước ta, điều dưỡng đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong ngành Y tế và ngày nay đã trở thành một ngành học với cả 3 cấp đào tạo sơ học, trung học và đại học.

Trong suốt chặng đường phát triển, ngành điều dưõng đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Song các thế hệ điều dưỡng đi trước đã kiên trì phấn đấu và từng bước đưa ngành điều dưỡng đi lên. Quá trình phát triển của chuyên ngành Điều dưỡng qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc và của ngành y tế có thể điểm qua như sau:

Trước thời pháp thuộc.

Vai trò của người mẹ: Trước khi xuất hiện các thầy thuốc và những người làm công việc chăm sóc sức khoẻ chuyên nghiệp, việc chăm sóc trẻ con, người già, người ốm trong mỗi gia đình được thực hiện bởi các người mẹ người chị bằng các công việc chăm sóc đơn giản trong điều kiện kiến thức và kinh nghiệm rất hạn chế.

Các kinh nghiệm chăm sóc được truyền miệng từ đời này sang đời khác đẫ làm cho người xưa biết dùng các cây thuốc nam để chữa các bệnh đơn giản như: dùng gừng,tỏi và uống nước vối để dễ tiêu hoá, uống nước chè xanh để giải khát, ăn trầu để tránh sâu răng và biết dùng một số cây thuốc để chữa bệnh như đinh hương, quế, hoài sơn...

Người đặt nền móng cho y học cổ truyền Việt nam: Hai danh y nổi tiếng tên tuổi vẫn còn lưu truyền đến ngày nay là Tuệ Tĩnh thế kỷ XIV, quê ở Cẩm Bình Hải Hưng, ông đã phát hiện trên 300 vị thuốc và tổng hợp 2854 phương thuốc để phổ biến chữa bệnh trong nhân dân. Hải Thượng Lãn Ông, thế kỷ XVIII, quê ở Mỹ văn Hải hưng đã để lại cho nền y học nước ta một gia sản có giá trị lớn về y đức, y thuật Việt nam.

Vai trò của các tôn giáo trong công tác chăm sóc . Cuối thế kỷ XV nhiều đoàn giáo sĩ phương tây đã đến Việt nam vừa truyền đạo,vừa chữa bệnh cho các tín đồ. Một số giáo sĩ được mời vào cung vua để chữa bệnh cho các vua quan trong triêù đình. Cuối thế kỷ XVII linh mục Vachet người Pháp và linh mục Coffler giáo sĩ Bồ đào nha là hai giáo sĩ đầu tiên đặt nền móng y học và điều dưỡng phương tây ở nước ta. Sau đó, các tu viện được lập ra các trại chăm sóc cho người nghèo, trại trẻ mồ côi do các bà xơ, các nữ tu sĩ đảm nhiệm . Việc chăm sóc mang tính nhân đạo,tự nguyện và không đòi hỏi thù lao.

Dưới thời Pháp thuộc.

Sự có mặt của các thầy thuốc người Pháp: cuối thế kỷ XIX các thầy thuốc chuyên nghiệp của Pháp đã thay thế các nhà truyền giáo và người Pháp đã bắt đầu xây dựng bệnh viện và lập ra bộ máy y tế để bảo vệ sức khoẻ cho quân đội viễn chinh Pháp và kiều dân Pháp. Người Pháp ban hành chế độ học việc và mở lớp nam y tá đầu tiên vào năm 1901 tại bệnh viện Chợ quán. Năm 1923 mở trường y tá và ban hành ngạch bậc y tá bản xứ. Năm 1937, Hội chữ thập đỏ Pháp tuyển sinh lớp nữ y tá đầu tiên tại Sài gòn.

Địa vị của y tá bản xứ: do chính sách của thực dân Pháp không tôn trọng người bản xứ, coi rẻ bác sĩ và xem y tá là ngươì giúp việc và chỉ biết làm theo y lệnh của thầy thuốc. Tư tưởng này còn dư âm và ảnh hưởng nặng nề cho mãi đến ngày nay. Do chính sách bóc lột của thực dân Pháp đã đẩy người dân Việt nam vào cảnh sống nghèo khó,thiếu ăn,thiếu mặc, thiếu cơ sở y tế , lại sống trong điều kiện vệ sinh kém đã dẫn đến dịch bệnh liên tiếp làm hàng loạt người bị chết.

Thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945-1954.

Ngày 28.8.1945, Bộ y tế của Chính phủ lâm thời đã được thành lập.Cách mạng tháng 8 thành công đã mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử nước ta nói chung và ngành y tế nói riêng. Từ năm 1947 các khu y tế bắt đầu đào tạo y tá xã, Nữ hộ sinh thôn quê với thời gian đào tạo từ 1-3 tháng, học sinh có trình độ văn hoá hết cấp I. Năm 1949, trường y tá liên khu 1 mở lớp đào tạo y tá đầu tiên , lớp vinh dự được Bác Hồ gửi thư động viên, trong thư Bác viết ‘‘y tá chẳng những là một nghề mà còn là một nghĩa vụ’’ . Khi đó, các chương trình đào tạo y tá coi trọng phần thực hành, phần lý thuyết chỉ đủ để giải thích các hiện tượng và phản ứng thông thường khi dùng thuốc. Năm 1950, trường hộ sinh trung cấp liên khu 3 tại Thanh hoá được thành lập. Trong hoàn cảnh thiếu thốn cán bộ y tế, y tá vừa làm công việc phòng bệnh và điều trị các bệnh thông thường.Một số y tá giữ chức trưởng phó Ty y tế hoặc trưởng phó ban quân y trung đoàn hoặc tiểu đoàn độc lập.

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ 1955-1975

Đất nước tam thời chia cắt thành hai miền và mỗi miền có những bước phát triển riêng về công tác điều dưỡng. Miền nam, năm 1956 bắt đầu đào tạo điều dưỡng 3 năm. Năm 1970 thành lập Hội điều dưỡng Nam Việt. Tại Bộ Y tế Sài gòn đã có phòng điều dưỡng, các bệnh viện có phòng điều dưỡng và đã có chức vụ giám thị điều dưỡng cấp vùng và cấp miền. Miền Bắc: Năm 1963, Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định về chức vụ y tá trưởng. Năm 1968 bắt đầu đào tạo y tá và nữ hộ sinh trung học 2.5 năm.

Cùng với sự hình thành và phát triển của ngành Y tế , trải qua ba cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, đội ngũ y tá - điều dưỡng trong dân chính và quân đội đã có đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đã để lại tình cảm tốt đẹp trong nhân dân và trong lòng những người chiến sĩ, bởi tinh thần phục vụ tận tuỵ, đã có nhiều tấm gương vì người bệnh như tựa lưng cho người bệnh ngủ, hiến máu cho người bệnh, lấy thân che mảnh bom đạn cho thương bệnh binh...Đã có 19 y tá được Nhà nước trao tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, một người được phong tặng danh hiệu thầy thuốc ưu tú và hàng vạn người được công nhân là chiến sĩ thi đua các cấp của ngành y tế.

Năm 1975, kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, đất nước thống nhất từ đó điều dưỡng trong cả nước bắt đầu tìm được tiếng nói chung.

Công tác y tá- điều dưỡng từ 1975 đến nay.

Lịch sử tên gọi : danh từ " Nurse" được gọi là Y tá ở miền bắc và gọi là điều dưỡng ở miền Nam. Y tá là một chức danh chính thức do Nhà nước qui định, tuy nhiên cán bộ y tế và nhân dân các tỉnh phía nam quen gọi y tá là điều dưỡng. Từ đó xuất hiện một danh từ kép là Y tá-Điều dưỡng để dung hoà trong trong giai đoạn quá độ. Tháng 8.1997, sau nhiều cố gắng của Hội y tá-điều dưỡng Việt Nam Nhà nước chấp thuận đổi tên Hội Y tá-Điều dưỡng thành Hội điều dưỡng.Tuy nhiên, chức danh viên chức vẫn gọi là y tá.

Thời kỳ khó khăn: Do nhiều năm không được quan tâm đúng mức, người điều dưỡng chỉ được đào tạo cao nhất là ở bậc trung học, điều dưỡng viên sau khi ra trường không còn cơ hội để học tập và tiến bộ trong nghề nghiệp, ngành điều dưỡng hầu như dậm chân tại chỗ, tâm lý tự ty bao trùm lên nhiều y tá và nhiều người không an tâm với nghề, nhiều điều dưỡng viên có trình độ đã chuyển sang học Bác sĩ hoặc bỏ nghề.

Vai trò của các chuyên gia điều dưỡng Thuỵ điển: Vào những năm 1980,Chính phủ Thuỵ điển giúp đỡ xây dựng hai bệnh viện.Viện Bảo vệ sức khoẻ trẻ em-Hà nội và bệnh viện Uông bí-Thuỵ điển. Các chuyên gia điều dưỡng Thuỵ điển được cử đến làm việc ở hai bệnh viện là Bà lOLA CARSON, ANN.MARIE NILSON, SIRKA BLOOM, EVA JONHANSSON... đã có công trong việc đưa các quan niệm mới về điều dưỡng vào Việt nam.

Sự ra đời của các phòng điều dưỡng bệnh viện : Năm 1987, do tác động mạnh mẽ của Ban giám đốc hai bệnh viện ( Gs Nguyễn Thu Nhạn và Bs Nguyễn ngọc Hàm) và khuyến cáo của các chuyên gia điều dưỡng Thuỵ điển, Bộ Y tế cho thành lập thí điểm phòng y tá tại viện Bảo vệ sức khoẻ trẻ em- Hà nội và Ban y tá bệnh viện đa khoa Uông bí-Thuỵ điển ( Phòng y tá và Ban y tá đầu tiên trong toàn quốc). Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của phòng y tá hai bệnh viện điểm và các bệnh viện phía nam, nhất là các bệnh viện của Thành phố Hồ Chí Minh; năm 1990, Bộ y tế ra quyết định 570/BYT-QĐ thành lập phòng y tá trong các bệnh viện. Đây là một bước ngoặt đánh dấu sự phát triển đầu tiên của ngành điều dưỡng. Sau đó, do tốc độ phát triển nhanh của phòng y tá bệnh viện dẫn đến nhu cầu cần phải có tổ chức tại Bộ để chỉ đạo và thống nhất hoạt động nên năm 1993, Bộ y tế ra quyết định thành lập phòng y tá tại Vụ Điều trị và năm 1996, Bộ ra thông tư hướng dẫn chức vụ Y tá trưởng Sở y tế.

Thực hành điều dưỡng: Sự ra đời của Phòng điều dưỡng bệnh viện và tổ chức điều dưỡng ở các cấp đã thúc đẩy sự phát triển thực hành điều dưỡng và coi trọng chất lượng chăm sóc người bệnh . Do sự tác động của Hội điều dưỡng và Phòng điều dưỡng Vụ điều trị Bộ y tế đã làm cho chức năng chủ động nghề nghiệp của người điều dưỡng được thể hiện dần trong các văn bản chỉ đạo mang tính pháp lý như qui chế về chăm sóc người bệnh toàn diện và các chức trách cá nhân của điều dưỡng trưởng và điều dưỡng chăm sóc. Hội điều dưỡng Việt nam đã khởi sướng việc xây dựng và đề nghị Bộ y tế ban hành tiêu chuẩn chăm sóc người bệnh và tiêu chuẩn thực hành điều dưỡng. Tuy đã có nhiều cố gắng, song về cơ bản việc thực hành của điều dưỡng viên còn khá thụ động, tính chủ động nghề nghiệp còn chưa rõ và chất lượng chăm sóc người bệnh chưa cao, chưa tạo dựng được nề nếp ổn định và chính qui trong công tác chăm sóc người bệnh. Những nguyên nhân chủ quan là do: Quan niệm và thói quen cũ chưa được khắc phục, kiến thức và kỹ năng điều dưỡng thiếu hụt; một số nguyên nhân khách quan do chưa có đủ qui định pháp lý cho người điều dưỡng được làm gì và phải làm gì, ngoài ra lương thấp và thiếu điều kiện làm việc cũng là các yếu tố quan trọng.

Tổ chức Hội nghề nghiệp. Năm 1986, sau hàng loạt những cố gắng của những người lãnh đạo điều dưỡng các tỉnh phía nam, Hội điều dưỡng khu vực thành phố HCM được thành lập và đã xuất bản được nội san điều dưỡng. Năm 1989, Hội điều dưỡng Thủ đô Hà nội và Quảng ninh ra đời. 3 Hội điều dưỡng trên đã đặt nền tảng cho việc hình thành tổ chức hội điều dưỡng sau này. Năm 1990, Hội y tá - điều dưỡng Việt nam được Chính phủ cho phép thành lập. Hội là một tổ chức có pháp nhân đại diện cho người điều dưỡng, nữ hộ sinh, KTV toàn quốc. Đại hội thứ nhất của Hội đã được tổ chức tại hội trường Ba đình lịch sử. Hội đã đươc nhà nước phê duyệt Điều lệ và được Nhà nước cho phép xuất bản THÔNG TIN ĐIềU dưỡng, lần đầu tiên người điều dưỡng có tờ báo vừa đại diện cho tiếng nói chung của điều dưỡng vừa là diễn đàn để hội viên trao đổi nghề nghiệp. Năm 1997, Nhà nước cho phép đổi tên hội thành Hội điều dưỡng Việt nam. Đến nay, Hội điều dưỡng Việt nam đã có tổ chức tại 39 tỉnh thành trong toàn quốc và có số hội viên lên tới gần 40.000 ngàn người. Mặc dù có nhiều khó khăn, phải tự trang trải kinh phí hoạt động, hội phí của hội viên chủ yếu để tại các cơ sở để trực tiếp sử dụng cho hội viên nhưng Hội TW đã có nhiều cố gắng để vừa duy trì và vừa phát triển các hoạt động. Hội đã tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức Quốc tế như CARE Australia, Uy ban Khoa học Mỹ Việt, HVO, Hội điều dưỡng Canada, tổ chức y tế Thế giới và một số tổ chức Quốc tế khác để tổ chức các hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn cho hội viên.

Cùng với sự ra đời của Hội điều dưỡng, năm 1995 Nhà nước cho phép thành lập Hội Nữ hộ sinh Việt nam. Sau khi Hội NHS Việt nam ra đời, do sự tự nguyện của nhiều NHS nên Điều lệ của Hội điều dưỡng Việt nam vẫn thống nhất thành phần hội viên hoạt động của Hội điều dưỡng bao gồm Y tá-điều dưỡng, NHS và Kỹ thuật viên.

Đào tạo cử nhân điều dưỡng: Năm 1985 Bộ y tế cho đào tạo thí điểm y tá cao cấp hệ tại chức, tại đại học Y Hà nội và đại học Y-Dược Thành phố HCM. Sau 3 khoá đầu, Bộ quyết định tạm ngừng để rút kinh nghiệm và từ năm 1993 chính thức đưa vào đào tạo thường xuyên hệ tại chức tại đại học Y-Dược Thành phố HCM và trường Cao đẳng y tế Nam định. Từ năm 1995, đào tạo điều dưỡng chính qui 4 năm tại đại học Y hà nội và đại học Y-Dược thành phố HCM. Năm 1996, Học viện Quân y Bộ quốc phòng đă tổ chức đào tạo điều dưỡng đại học . Năm 1998, Đại học y Huế với sự giúp đỡ của Đại học Y khoa Hà nội đã chiêu sinh lớp cử nhân điều dưỡng cao đẳng đầu tiên và Đại học Quốc gia Thái nguyên cũng đã thành lập Khoa Điều dưỡng để chuẩn bị đào tạo cử nhân điều dưỡng. Việc đào tạo điều dưỡng ở bậc đại học là một bước ngoặt thứ hai sau sự kiện hình thành tổ chức Hội và tổ chức quản lý ngành điều dưỡng ở các cấp, người điều dưỡng ngày nay được học trong trường đại học như các ngành khác và tìm thấy tiền đồ trong nghề nghiệp của mình.

Tóm lại Lịch sử phát triển của ngành y tá- điều dưỡng gắn liền với lịch sử của ngành y tế và lịch sử dân tộc Việt nam. Trong mọi thời đại nhân dân ta luôn ghi nhận rằng những người y tá-điều dưỡng luôn gắn bó và sát cánh cùng người thầy thuốc trong sự nghiệp chăm sóc và BVSKND. Những thế hệ điều dưỡng đi trước đã phấn đấu kiên trì cho sự ra đời và trưởng thành của ngành điều dưỡng hôm nay.

Từ năm 1990 trở lại đây được sự quan tâm của Bộ y tế và Nhà nước, ngành y tá- điều dưỡng đã hình thành được hệ thống tổ chức và đã đưa người điều dưỡng vào đào tạo trong các trường đại học, những thành tích ban đầu đã đạt được góp phần làm thay đổi những quan niệm về vị trí xã hội và vai trò của người điều dưỡng trong ngành Y tế. Tự hào về truyền thống của ngành, các thế hệ điều dưỡng hiện tại và tương lai sẽ cố gắng phấn đấu, nâng cao y đức phục vụ người bệnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân của ngành y tế và đưa ngành điều dưỡng nước ta hoà nhập với điều dưỡng các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tài liệu tham khảo

Lịch sử ngành y tế tập I.

Quản lý điều dưỡng, Bộ y tế, Vụ KH&ĐT

Vai trò của ngành điều dưỡng Quân đội (Đỗ Hoà Bình, Nguyễn Mai Anh).

Fundamental of Nursing, fifth edition.





Phần II: Tóm Tắt Lịch sử hoạt động của Hội điều dưỡng Việt Nam từ năm 1990 đến 2005

I. Tên Hội:

1. Tên Việt Nam: Hội điều dưỡng Việt Nam

2. Tên đối ngoại: VietNam nurses association

II. Trụ sở hội hiện nay:

1. Địa chỉ gửi bưu điện: Hội Điều dưỡng Việt Nam, 138A Giảng võ Hà Nội

2. Điện thoại và fax: 04 726 00 41

3. Email: [You must be registered and logged in to see this link.]

4. Website: [You must be registered and logged in to see this link.]

5. Tên cán bộ liên lạc:

+ Bà Vi Nguyệt Hồ: Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam - ĐT: 9 33 03 29

+ Ông Phạm Đức Mục -Phó chủ tịch thường trực TW Hội điều dưỡng Việt Nam.

+ Bà Nguyễn Bích Lưu: Tổng thư ký Hội điều dưỡng Việt Nam

III. Quá trình thành lập Hội:

Hội Điều dưỡng Việt Nam được thành lập tại Quyết định số: 375/CT ngày 26/10/1990 do phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nguyễn Khánh ký

IV. Các kỳ đại hội đã qua ( tính đến 2005)

1. Đại hội lần 1:

a. Ngày và nơi Đại hội:

- Ngày 26/10/1990 tại Hội trường Ba đình Ọ Hà Nội,

- Số lượng đại biểu tham dự: 300 đại biểu

b. Nội dung chính của Đại hội:

1. Báo cáo quá trình chuẩn bị lập Hội:

- Trước khi đại hội có 03/61 tỉnh thành hội (Hà Nội, Hồ chí Minh, Quảng Ninh )

- Phân công các uỷ viên phụ trách các tỉnh/thành Hội theo vùng

2. Thảo luận và thống nhất phương hướng công tác nhiệm kỳ I

3. Thông qua Điều lệ Hội Y tá - điều dưỡng Việt Nam

4. Bầu Ban chấp hành nhiệm kỳ I

c. Danh sách ban chấp hành: có 35 uỷ viên Ban chấp hành, trong đó Ban lãnh đạo Hội gồm:

- Bà Vi Nguyệt Hồ: Chủ tịch

- Ông Nguyễn Hoa: Phó Chủ tịch

- Bà Trịnh Thị Loan: Phó Chủ tịch

- Bà Nguyễn Thị Niên: Phó Chủ tịch

- Ông Phạm Đức Mục: Tổng Thư ký

2. Đại hội lần 2:

a. Ngày và nơi đại hội:

- Ngày 26/3/1993 tại hội trường Bộ Y tế - Hà nội

- Số lượng đại biểu tham dự: 300 đại biểu

b. Nội dung chính của đại hội:

1. Tổng kết đánh giá công tác Hội Y tá - điều dưỡng Việt Nam 1990 Ọ 1993

- Đã có thêm 09 tỉnh/thành Hội, nâng tổng số lên thành 12 tỉnh/thành hội

- Kết hợp với chính quyền tổ chức một số hội thảo, tập huấn về quản lý chăm sóc điều dưỡng; vệ sinh vô khuẩn; chăm sóc toàn diện.

- Bộ Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép số: 745/BC-GPXB giấy phép xuất bản báo chí, ngày 15/6/1993 cho Hội xuất bản thông tin thường kỳ.

- Hợp tác quốc tế với các tổ chức Care, HVO

2. Thảo luận và thông qua phương hướng công tác hội nhiệm kỳ II 1993-1997

3. Bầu Ban chấp hành nhiệm kỳ II

c. Danh sách ban chấp hành: có 45 uỷ viên Ban chấp hành, trong đó Ban lãnh đạo Hội gồm:

- Bà Vi Nguyệt Hồ: Chủ tịch

- Ông Phạm Đức Mục: Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký

- Ông Nguyễn Hoa: Phó Chủ tịch

- Bà Trịnh Thị Loan: Phó Chủ tịch

3. Đại hội lần 3:

a. Ngày và nơi đại hội:

- 17/5/1997 tại hội trường thống nhất - TP . Hồ Chí Minh.

- Số lượng đại biểu tham dự: 300 đại biểu

b. Nội dung chính của đại hội:

1. Tổng kết đánh giá công tác hội trong nhiệm kỳ II:

- Cuối nhiệm kỳ II số tỉnh/thành hội đã nâng lên 28 tỉnh/thành và 21 chi Hội trực thuộc TW Hội với tổng số trên 23.000 Hội viên

- Công tác xuất bản thông tin: 08 số

- Công tác tư vấn và huấn luyện đào tạo: thông qua Hội nghị, hội thảo, tập huấn.

- Văn phòng Chính phủ đã đồng ý cho đổi tên Hội: Y tá - Điều dưỡng Việt Nam thành Hội Điều dưỡng Việt Nam tại công văn số: 4508/CCHC về việc đổi tên Hội Y tá-điều dưỡng, ngày 10 tháng 9 năm 1997.

- Phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội thi điều dưỡng giỏi thanh lịch lần I tháng 5 năm 1995.

- Tháng 6/1996, phối hợp với Vụ Điều trị và Công ty Thiên ân tổ chức thiết kế, trình diễn và lựa chọn trang phục y tế.

- Hợp tác quốc tế với các tổ chức: Uỷ ban hợp tác khoa học Mỹ- Việt, tổ chức Care (úc), HVO, WHO, Johnson & Johnson, Hội nhịp cầu thân hữu, Hội điều dưỡng quốc tế Nhật bản...

2. Thông qua phương hướng công tác hội nhiềm kỳ III

3. Bầu Ban chấp hành mới.

c. Danh sách ban chấp hành: có 65 uỷ viên Ban chấp hành, trong đó Ban lãnh đạo Hội

- Bà Vi Nguyệt Hồ: Chủ tịch

- Ông Phạm Đức Mục: Phó chủ tịch thường trực

- Ông Nguyễn Hoa: Phó Chủ tịch

- Bà Trịnh Thị Loan: Phó Chủ tịch

- Bà Nguyễn Thị Hằng: Tổng thư ký

4. Đại hội 4:

a. Ngày và nơi đại hội:

+ Ngày 11/5/2002 tại Hội trường Bộ Y tế - Hà nội

+ Số lượng đại biểu tham dự: 450 đại biểu

b. Nội dung chính của đại hội:

1. Tổng kết đánh giá công tác hội trong nhiệm kỳ III:

- Sự phát triển hệ thống tổ chức và hội viên mới tăng lên gấp đôi. 27 tỉnh/thành mới đã được thành lập. Cuối Đại hội III cả nước đã có 53/61 tỉnh/thành Hội và 01 Hội ngành, hội viên tăng từ 23.000 lên gần 45.000 người.

- Cuối năm 2003 đã có 57/64 tỉnh/thành hội và 01 hội ngành

- Các phong trào thi đua do hội phát động đã được nuôi dưỡng và trở thành một nề nếp ổn định:

+ Hội thi điều dưỡng viên giỏi và thanh lịch đã diễn ra ở tất cả các cấp, từ cơ sở đến tỉnh/thành phố và TW đã trở thành nề nếp thường qui ở khắp mọi nơi.

+ Phòng trào thi đua ỎTiêm an toàn toàn quốcÕ do Hội phối hợp với Bộ Y tế đã được triển khai toàn quốc.

- Hợp tác quốc tế với các tổ chức: hợp tác với các tổ chức SIDA Thuỵ điển, Uỷ ban hợp tác khoa học Mỹ- Việt, tổ chức Care (úc), HVO, WHO, Johnson & Johnson, Hội nhịp cầu thân hữu, Hội điều dưỡng quốc tế Nhật bản... Đặc biệt sự giúp đỡ của dự án hợp tác giữa Hội Điều dưỡng Việt Nam và Hội Điều dưỡng Canada bắt đầu từ năm 1999 tới năm 2007 là một biểu tượng về sự hợp tác hữu nghị có hiệu quả.

- Có nhiều hoạt động ủng hộ hội viên: cuối năm 1999, điều dưỡng cả nước đã quyên góp được hơn 60 triệu đồng để hỗ trợ cho các hội viên ở các vùng bị thiên tai-bão lụt

2. Thông qua phương hướng công tác hội nhiệm kỳ IV

3. Bầu Ban chấp hành mới.

c. Danh sách ban chấp hành: có 83 uỷ viên Ban chấp hành, trong đó Ban lãnh đạo Hội gồm:

- Bà Vi Nguyệt Hồ: Chủ tịch

- Ông Phạm Đức Mục: Phó chủ tịch thường trực

- Ông Nguyễn Hoa: Phó Chủ tịch

- Bà Trịnh Thị Loan: Phó Chủ tịch

- Bà Nguyễn Bích Lưu: Tổng thư ký

V. Các hoạt động khoa học nổi bật:

1. Công tác thông tin và xuất bản:

Một trong những ấn phẩm quan trọng của Hội là cuốn THÔNG TIN ĐIềU DƯỡNG VIệt Nam, một diễn đàn nghề nghiệp do chính người điều dưỡng từ các cơ sở tham gia viết bài, tham gia biên soạn. Thông tin Điều dưỡng đã dược Bộ văn hoá và thông tin cho phép xuất bản định kỳ 3 số hàng năm. Trong những năm qua, mặc dù có nhiều khó khăn về tài chính, về khả năng viết bài và cung cấp thông tin, song ban biên tập Thông tin và Văn phòng trung ương Hội đã nỗ lực đảm bảo cho các số thông tin được phát hành đều đặn. Trong vòng 13 năm, đã có 23 số thông tin được xuất bản với gần 80 nghìn bản. Thông tin điều dưỡng đã góp phần không nhỏ vào việc tuyên truyền các chủ trương chính sách của ngành, phổ biến các kiến thức và kỹ năng mới trong lĩnh vực điều dưỡng trong và ngoài nước, và là một nguồn tài liệu quan trọng phục vụ cho các Hội thi Điều dưỡng, NHS giỏi và thanh lịch ở các cấp.

Bên cạnh việc xuất bản Thông tin Điều dưỡng, Hội Điều dưỡng Việt Nam đã phối hợp với Bộ Y tế (Phòng Điều dưỡng Vụ Điều trị) tổ chức biên soạn và dịch các đầu sách như : Chăm sóc người ốm, Sổ tay kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế, Thông tin cơ bản về HIV /AIDS, sách hướng dẫn điều dưỡng Cộng đồng. Hội cũng đã tổ chức xây dựng băng hình về một số kỹ thuật chăm sóc người bệnh, các băng hình này đang được xử dụng rộng rãi trong các trường Trung học và Đại học Điều dưỡng và các bệnh viện trong toàn quốc. Những ấn phẩm và băng hình này đã góp phần chuẩn hoá một số kỹ thuật điều dưỡng ở bệnh viện cũng như cộng đồng và làm cho các dịch vụ của điều dưỡng tới người dân có chất lượng cao hơn và an toàn hơn. Ngoài ra còn một số cuốn băng khác nói về lịch sử của Hội và sự phát triển đi lên của Hội như cuốn băng: Hội điều dưỡng 10 năm một trặng đường; Hội Điều dưỡng Việt Nam - cơ hội và thách thức.

2. Công tác đào tạo nghiên cứu khoa học

Hội Điều dưỡng Việt Nam và các tỉnh/thành Hội, chi Hội đã tổ chức được hàng trăm lớp đào tạo ngắn hạn cả về công tác Hội và công tác chăm sóc người bệnh. Những lớp do Hội tổ chức đã đặt trọng tâm vào việc nâng cao năng lực quản lý và lãnh đạo cho các cán bộ của Hội ở các cấp, nâng cao kiến thức và kỹ năng năng cho Hội viên trong việc chăm sóc toàn diện chống nhiễm khuẩn bệnh viện và các kỹ thuật chăm sóc chuyên ngành.

Hội Điều dưỡng Việt Nam cũng đã triển khai một số đề tài nghiên cứu cơ bản như: Điều tra hiện trạng nhân lực và sử dụng lao động y tá -điều dưỡng ở bệnh viện và cộng đồng, nghiên cứu về sự hài lòng đối với các dịch vụ chăm sóc của người bệnh sau khi ra viện, điều tra tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện, điều tra tiêm an toàn... Những nghiên cứu này đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng giúp cho Hội đề xuất với ngành y tế xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực làm tăng sự hài lòng của người bệnh đối với các dịch vụ y tế.

Tháng 5 năm 2002 Hội Điều dưỡng Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học điều dưỡng lần I với 50 đề tài được báo cáo ( trong 200 số đề tài nghiên cứu).

3. Hợp tác quốc tế.

Từ ngày thành lập tới nay, Hội đã tranh thủ được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức điều dưỡng quốc tế và các tổ chức Phi chính phủ. Sự hợp tác này nhằm mang lại những hỗ trợ cần thiết để Hội có điều kiện mở rộng các hoạt động và sớm có các điều kiện, Hội đã có hợp tác quốc tế với các tổ chức sau hoà nhập với điều dưỡng các nước trong khu vực và trên thế giới.

+ Thuỵ điển: giúp đỡ về kinh phí, kỹ thuật để thành lập Hội y tá Điều dưỡng Việt Nam;

+ Hợp tác với tổ chức CARE (úc) để tuyên truyền và phát triển hội viên;

+ Uỷ ban hợp tác khoa học Mỹ - Việt tổ chức một số lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý điều dưỡng;

+ Tổ chức Thầy thuốc tình nguyện Hải ngoại của Mỹ (HVO) để tổ chức một số Hội nghị, tập huấn về phương pháp nghiên cứu khoa học, xuất bản Thông tin.

+ Hợp tác với tổ chức y tế thế giới để tăng cường công tác Y tá -điều dưỡng.

+ Hợp tác với Hội điều dưỡng Canada để phát triển Hội ở các tỉnh/thành, tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề: nâng cao năng lực về quản lý điều hành, nghiên cứu điều dưỡng; tư vấn về chính sách điều dưỡng, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS; Giúp Bộ Y tế xây dựng các quy chế quy định về điều dưỡng...

+ Hội điều dưỡng quốc tế Nhật bản để hàng năm cử Hội viên tham dự Hội nghị quốc tế cho tới nay đã có 20 hội viên được tham dự.

Hoạt động tư vấn phản biện:

- Phối hợp với Bộ Y tế xây dựng kế hoạch hành động Quốc gia.

- Phối hợp với Bộ Y tế xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ

- Tư vấn với Bộ Y tế về đào tạo cư nhân đại học.

- Tư vấn về thang bảng luong

- Tư vấn về xây dựng hệ thống quản lý điều dưỡng.

Bên cạnh các hoạt động chuyên môn, TW Hội và các tỉnh Hội cũng đã tổ chức nhiều các hoạt động xã hội:

+ Lập quỹ giúp đỡ trẻ em mồ côi, giúp đỡ hội viên và đồng bào vùng bão lụt, giúp đỡ những bệnh nhân nghèo, những bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo và bị bỏ rơi, giúp đỡ những gia đình có công với nước.

VI. Kết luận:

Hội Điều dưỡng Việt Nam đã trải qua một giai đoạn lịch sử đầy sôi động và đã khẳng định được vai trò bằng chính nội lực của Hội. Hoạt động của Hội đã đi đúng hướng, phù hợp với những ưu tiên của ngành. Các hoạt động của Hội đã góp phần thúc đẩy Hội viên đóng góp ngày càng nhiều vào việc thực hiên các mục tiêu của ngành y tế, Hội đã hoạt động được một bước tiến quan trọng trên con đường làm sáng tỏ nhận thức về chức năng của nghề nghiệp mà mình phải có. Hội Điều dưỡng Việt Nam thực sự là một Hội nghề nghiệp và góp phần tư vấn cho Bộ Y tế về những chính sách công tác điều dưỡng như : Xây dựng những chính sách chức năng, nhiệm vụ, ngạch bậc công chức- Tổ chức hệ thống điều dưỡng các cấp. Quy chế bệnh viện, chính sách đào tạo, tiêu chuẩn quy định, qui trình chuyên môn, phong trào thi đua.
Hội Điều dưỡng Việt Nam đã được Tổng Hội Y dược học Việt nam tặng 01 bằng khen cho Văn phòng TW Hội và 03 bằng khen cho Chủ tịch và các ông bà phó chủ tịch của Hội Điều dưỡng Việt Nam.

Có được thành công như ngày nay, trước hết Hội điều dưỡng Việt Nam xin cảm ơn sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, của Tổng Hội Y dược học Việt Nam, Bộ Y tế, lãnh đạo các đơn vị y tế trong ngành đã quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ Hội hoạt động.

Tuy nhiên, một số chính sách còn bất cập tác động tới tâm tư nghề nghiệp như chính sách lương cử nhân điều dưỡng chưa tương đương với các đại học khác, điều dưỡng viên chưa được tham gia bầu và được xét danh hiệu cao quý, các chính sách thu hút người vào nghề điêu dưỡng còn thiếu.

Trước mắt những thách thức và mâu thuẫn có nhiều, nhiệm vụ của Hội còn nặng nề, nhưng tương lai của nghề điều dưỡng đã được mở ra. Những thành tích đã đạt được cho phép những người điều dưỡng Việt Nam có niềm tin to lớn hơn để bước vào thế kỷ XXI với nhiều cơ Hội mới để phát triển. Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế ngày càng có đánh giá đúng mức và tăng cường đầu tư cho điều dưỡng. Vì vậy, Hội Điều dưỡng Việt Nam sẽ có thêm cơ hội để tự khẳng định vị trí của Hội qua việc nâng cao truyền thống nghề nghiệp, nâng cao tinh thần phục vụ, nâng cao chất lượng chăm sóc.


Nguồn : hoidieuduong.org.vn

Chữ ký của Ghostnurse

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

Lịch sử hình thành Hội điều dưỡng Việt Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn hoặc viết (Sưu Tầm).
* Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự.
* Tránh spam nhảm những chủ đề không liên quan.
* Bấm nút A/a bên góc phải nếu gặp vấn đề khi chèn hình vui.
* Nếu thấy bài viết hay, hãy bấm nút để khích lệ người viết.
Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Gia Đình Điều Dưỡng :: THÔNG TIN THÀNH VIÊN :: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN-